ClockThứ Sáu, 29/04/2022 19:16

10.000 lượt khách hàng vay vốn tín dụng chính sách

TTH.VN - Ngày 29/4, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh (NHCSXH) tỉnh và các tổ chức chính trị-xã hội đã có phiên họp giao ban theo định kỳ quý 1 năm 2022 nhằm đánh giá kết quả hoạt động ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, đề ra phương hướng nhiệm vụ, giải pháp cần triển khai trong quý II năm 2022.

Bổ sung 170 tỷ đồng cho vay theo Nghị quyết 11Vốn cho hợp tác xã

Đại diện Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo về hoạt động ủy thác

Các thành viên dự họp đã nghe đại diện Chi nhánh NHCSXH tỉnh trình bày dự thảo báo cáo hoạt động ủy thác và phát biểu thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo báo cáo hoạt động ủy thác. Đồng thời, đại diện các tổ chức chính trị, xã hội cũng có những trao đổi về một số vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai vốn tín dụng chính sách tại cơ sở và đề xuất một số kiến nghị cụ thể nhằm thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý nguồn vốn nhận ủy thác trong thời gian tới.

Cụ thể, trong quý I, dư nợ ủy thác đạt 3.314.887 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 99,79% trong tổng dư nợ NHCSXH cho vay. Dư nợ ủy thác tăng so với đầu năm là 87.248 triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ đạt 2,7%. Số hộ còn dư nợ ủy thác là 87.743 hộ, giảm 518 hộ so với năm 2021, với 2.347 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) còn dư nợ, giảm 4 tổ so với năm 2021. Hiện nguồn vốn tín dụng chính sách ủy thác qua các hội đoàn thể đã đáp ứng cho gần 10.000 lượt khách hàng được vay vốn với số tiền 394.168 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nhà ở xã hội, xây dựng các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMT), đầu tư cho việc học tập của học sinh sinh viên (HSSV),...

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp gần 5.600 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn; trên 800 lao động được vay vốn tạo việc làm; 6 lao động được vay vốn đi lao động ở nước ngoài; 44 HSSV được vay vốn để học tập; gần 2.700 lượt hộ vay vốn để xây dựng, cải tạo các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, gần 800 lượt hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn được vay vốn.

Tin, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội

Công tác an sinh xã hội trên địa bàn thời gian qua đã có nhiều khởi sắc. Từ những chính sách, các chương trình, dự án, hoạt động trợ giúp, nhiều hoàn cảnh được tiếp cận các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống, được nâng cao kỹ năng để giải quyết khó khăn về vật chất và tinh thần.

Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội
Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 có nhiều quy định kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động tín dụng là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh với Báo Thừa Thiên Huế.

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng
Thoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách

Nhờ có nguồn vốn tín dụng chính sách, thời gian qua, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Nam Đông đã mạnh dạn phát triển kinh tế hộ gia đình, không ngừng vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Thoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách
Return to top