ClockThứ Ba, 18/01/2022 21:29

“420 năm chùa Thiên Mụ & những dấu ấn của chúa Nguyễn Phúc Chu trong lịch sử”

TTH.VN - Đây là chủ đề tọa đàm khoa học do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Hội đồng Nguyễn Phúc Tộc Việt Nam tổ chức chiều 18/1, nhân kỷ niệm 420 năm xây dựng chùa Thiên Mụ và 330 năm chúa Nguyễn Phúc Chu lên ngôi.

Truyền thuyết chùa Thiên Mụ - thủ thuật chính trị của chúa Nguyễn Hoàng?Thăm lăng chúa Nguyễn Phúc Chu, lại nhớ về phủ Bác VọngThăm lăng chúa Nguyễn

Các nhà nghiên cứu thảo luận tại buổi tọa đàm

Vào năm Tân Sửu (1601), chúa Tiên Nguyễn Hoàng đã cho xây dựng (thực ra là trùng kiến) chùa Thiên Mụ trên đồi Hà Khê, cạnh dòng Hương Giang. Từ đó đến nay, dẫu trải qua biết bao thăng trầm, chùa Thiên Mụ vẫn luôn là một trong những biểu tượng tiêu biểu nhất của xứ Huế.

Cách đây tròn 330 năm, chúa Nguyễn Phúc Chu lên ngôi ở Đàng Trong. Trong 34 năm cầm quyền (1691-1725), ông đã để lại những dấu ấn đặc biệt đối với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhất là trên các phương diện mở rộng lãnh thổ, phát triển lãnh hải, phát triển văn hóa và hội nhập quốc tế.

Đối với chùa Thiên Mụ, chúa Nguyễn Phúc Chu cũng góp phần rất quan trọng trong việc mở rộng các công trình kiến trúc, phát triển đạo pháp và pháp bảo, nâng cao vị thế của ngôi đại danh lam này. Đến nay, hai hiện vật mà ông để lại đã trở thành bảo vật quốc gia: Đại Hồng Chung và tấm bia đá khắc bài “Ngự kiến Thiên Mụ tự”.

Buổi tọa đàm nhận được sự quan tâm của các học giả, nhà nghiên cứu với 30 bài viết đề cập đến hai chủ đề: “420 năm chùa Thiên Mụ” và “Chúa Nguyễn Phúc Chu với những dấu ấn trong lịch sử”.

Nhiều bài viết tập trung phân tích những đóng góp của chúa Nguyễn Phúc Chu với chùa Thiên Mụ; công tác trùng tu, tôn tạo chùa Thiên Mụ qua Châu bản triều Nguyễn; vị thế của chùa Thiên Mụ đối với Huế và việc trùng tu ngôi cổ tự này cũng như định hướng quy hoạch phát huy giá trị di tích…

Về những dấu ấn của chúa Nguyễn Phúc Chu trong lịch sử, một số nhà nghiên cứu làm rõ công cuộc mở cõi và xác lập chủ quyền biển đảo; chủ quyền quần đảo Hoàng Sa; công cuộc mở cõi và xây dựng chính quyền ở Nam bộ dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu…

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Làm gì cũng cần có sự chuẩn bị trước”

Đó là chia sẻ của ông Võ Quang Huệ, cố vấn cấp cao của Tập đoàn Vingroup đến sinh viên, giảng viên Đại học Huế trong buổi tọa đàm “Dặm đường tôi đi: Hành trình từ BMW, Bosch đến Vinfast” do Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - Đại học Huế tổ chức sáng 19/4.

“Làm gì cũng cần có sự chuẩn bị trước”
Học sinh nghiên cứu khoa học

Phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh với nhiều đề tài có tính ứng dụng cao đã góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học.

Học sinh nghiên cứu khoa học

TIN MỚI

Return to top