ClockThứ Ba, 17/05/2022 18:14

A Lưới phải thoát ra khỏi huyện nghèo của cả nước

TTH.VN - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ khẳng định như vậy khi làm việc với Thường trực Huyện ủy, Ban Chỉ đạo (BCĐ) giảm nghèo bền vững huyện A Lưới ngày 17/5.

“Con đường thoát nghèo để vươn lên chính là học tập”Xuất khẩu lao động tại A Lưới: Cần linh hoạt giải pháp để gỡ khóNhiều cách giúp người dân thoát nghèo

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ cùng lãnh đạo huyện thăm mô hình kinh tế tại thị trấn A Lưới 

Đây là vấn đề mà Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ và BCĐ giảm nghèo bền vững tỉnh đặc biệt quan tâm đối với A Lưới nhằm hướng tới mục tiêu đưa Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong năm 2025.

Cùng làm việc với Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ còn có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; lãnh đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin - Truyền thông, Ban Dân tộc tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Tỉnh ủy.

Phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 20%

Bí thư Huyện ủy A Lưới Huỳnh Công Quảng cho biết, năm 2021, qua rà soát, toàn huyện còn 7.022 hộ nghèo (chiếm 49,98%); 2.185 hộ cận nghèo (chiếm 15,55%). Nghị quyết 11 của Huyện ủy A Lưới xác định, phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều toàn huyện giảm còn dưới 20%.

Sau khi Nghị quyết 11 của Huyện ủy ban hành, Ban Thường vụ Huyện ủy A Lưới đã chỉ đạo thành lập BCĐ giảm nghèo bền vững huyện, tổ giúp việc và ban hành quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên BCĐ, tổ giúp việc.

BCĐ giảm nghèo bền vững huyện khẩn trương chỉ đạo Đảng ủy các xã, thị trấn tiếp tục rà soát, thống kê, kiểm soát chặt chẽ số hộ nghèo, hộ cận nghèo, số nhà tạm hộ nghèo trên địa bàn; phân loại tiêu chí thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản đối với từng hộ nghèo; thống kê nhu cầu, khả năng đào tạo nghề, giải quyết việc làm; nhu cầu vay vốn đi xuất khẩu lao động…

“Huyện phân bổ chỉ tiêu giảm nghèo cho các thôn (tổ dân phố), với nguyên tắc “tỉnh phân bổ cho huyện; huyện phân bổ cho xã, thị trấn; xã, thị trấn phân bổ cho thôn, tổ dân phố”; xây dựng phương án thoát nghèo để triển khai cụ thể đối với từng hộ nghèo, cận nghèo, Bí thư Huyện ủy A Lưới Huỳnh Công Quảng Thông tin thêm. 

Theo chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ, hiện các sở, ban, ngành là thành viên BCĐ giảm nghèo bền vững tỉnh đã và đang xây dựng các giải pháp rất cụ thể hướng dẫn các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương toàn huyện thực hiện với quyết tâm đạt kết quả cao nhất.  

“Đơn vị đã xây dựng xong những giải pháp cụ thể giảm nghèo bền vững cho từng hộ gia đình để hướng dẫn cho các địa phương toàn tỉnh thực hiện. Trong đó, hướng dẫn rất cụ thể, chi tiết, chỉ ra từng giải pháp, lộ trình để hạ tỷ lệ hộ nghèo ở A Lưới trên cơ sở dữ liệu số”, bà Phan Thị Minh Nguyệt, Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội trao đổi.

“Thành lập các tổ sản xuất nhỏ trong từng hộ gia đình, khu dân cư để cùng hướng dẫn cách phát triển kinh tế, giúp hộ nghèo vươn lên, dần thoát nghèo. Cây chuối ở A Lưới là lại cây trồng chủ lực, nhưng sản xuất còn nhỏ lẻ. Bò A Lưới có thương hiệu, nhưng cách thức chăn nuôi chưa hợp lý, cần tính toán lại để mang hiệu quả kinh tế cao hơn”, ông Nguyễn Đình Đức, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gợi ý.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình khẳng định, chưa bao giờ công tác giảm nghèo ở A Lưới lại được quan tâm như hiện nay. Tỉnh ủy đã thành lập hẳn một BCĐ giảm nghèo bền vững tỉnh với quyết tâm rất cao. Nguồn lực xóa đói, giảm nghèo là không thiếu.

Tuy nhiên, áp lực sẽ lớn nếu A Lưới không có cách thực hiện phù hợp. Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương phải thay đổi tư duy trong lãnh, chỉ đạo mới mong thực hiện giảm nghèo bền vững. Điều quan trọng là kế hoạch triển khai thực hiện, làm sao để giảm hộ nghèo, giữ ổn định tỷ lệ hộ cận nghèo; xác định đối tượng nghèo rất cụ thể.

Vấn đề cấp bách

Kết luận tại buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ thêm một lần nữa khẳng định, giảm nghèo bền vững là mục tiêu xuyên suốt của tỉnh và ở A Lưới là vấn đề cấp bách nhất hiện nay.

Các ý kiến tham gia phát biểu tại buổi làm việc 

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chỉ rõ, thực trạng hộ nghèo ở A Lưới tăng lên, rất đáng lo ngại. Vì vậy, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân toàn huyện A Lưới phải xốc lại, rà soát lại hộ nghèo để tăng tốc giảm nghèo bền vững.

Muốn vậy, cần phải đổi mới bằng các giải pháp cụ thể, cách thức tổ chức thực hiện hiệu quả bằng ý chí, hành động mạnh mẽ, quyết tâm, quyết liệt. Công tác giảm nghèo ở A Lưới đã từng thực hiện, nhưng cần có sự đổi mới để mang lại hiệu quả thiệt thực, cụ thể hơn.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ yêu cầu A Lưới cần huy động tổng lực cả hệ thống chính trị, đơn vị, doanh nghiệp để giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo. Giảm nghèo bền vững ở A Lưới phải được thống nhất từ huyện xuống xã, xã xuống thôn. Các cấp ủy Đảng từ huyện đến cơ sở cần xác định, thời gian giảm tỷ lệ hộ nghèo ở A Lưới không còn nhiều, nên nỗ lực cố gắng, quyết tâm thực hiện cho bằng được.  

Mục tiêu mà Đảng bộ tỉnh đặt ra là, từ nay đến năm 2025 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm xuống còn 2.0%. A Lưới là một trong 74 huyện nghèo (và là duy nhất tại Thừa Thiên Huế) theo Quyết định số 353/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025.

Vì vậy, A Lưới phải phấn đấu để thoát ra khỏi một trong 74 huyện nghèo nhất toàn quốc. Mỗi năm A Lưới phải phấn đấu giảm 1.200 – 1.500 hộ nghèo. Quan điểm chung là giảm nghèo theo từng hộ; đào tạo việc làm, gắn với sinh kế; xóa nhà tạm; tập trung, khuyến khích giảm nghèo đối với các hộ có sức lao động. Với những hộ chính sách, tỉnh sẽ có chính sách, cơ chế riêng để giảm nghèo theo đa chiều với sự phân bổ hợp lý.   

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ lưu ý, A Lưới tuyệt đối không tăng thêm số hộ nghèo; giảm dần số hộ cận nghèo. Nếu hộ nghèo tăng, phát sinh thêm hộ cận nghèo là thất bại trong chủ trương thực hiện giảm nghèo bền vững. A Lưới có phương án giải quyết việc làm và xóa nhà tạm trên cơ sở phân tích, chỉ rõ những nhu cầu, thực tế tại địa phương.

Hy vọng, với sự quyết tâm vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, hệ thống chính trị trong toàn huyện, A Lưới sẽ giảm nghèo bền vững; góp phần vào mục tiêu đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.    

Bài, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia

Ngày 22/4, Đoàn giám sát của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) do Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn tiến hành giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng chủ trì.

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia
Thoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách

Nhờ có nguồn vốn tín dụng chính sách, thời gian qua, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Nam Đông đã mạnh dạn phát triển kinh tế hộ gia đình, không ngừng vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Thoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách
Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh

Vụ cháy rừng ở A Lưới được xác định xảy ra vào sáng sớm 17/4, phải đến chiều cùng ngày, các lực lượng mới dập tắt. Đến ngày 18/4, các lực lượng vẫn tiếp tục kiểm tra, theo dõi nhằm ngăn chặn kịp thời lửa rừng có thể tái bùng phát.

Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh
Bộ Tư lệnh Quân khu 4:
Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74

Ngày 17/4, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4, do Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tư lệnh Quân khu làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74 Nam Đông - A Lưới.

Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74
Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững

Tiếp tục phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển toàn diện và đồng bộ các hoạt động quản lý, bảo vệ, trồng rừng, khai thác, chế biến lâm sản... trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững
Return to top