ClockThứ Bảy, 28/04/2018 23:27

"Âm sắc Việt" thu hút khán giả trong đêm đầu tiên

TTH.VN - Trong không gian yên bình, cổ kính của Cung Diên Thọ (Đại Nội, Huế), thêm một lần nữa nghệ thuật truyền thống hai miền Bắc - Trung được tôn vinh trong chương trình “Âm sắc Việt”, diễn ra vào tối 28/4.

Tò mò với Núi lửa số 6899Nói chuyện về chủ đề "Di sản văn hóa Phật giáo"Tỏa sáng ngàn năm văn hóa ViệtSôi động các tiết mục của đoàn Ranranga và Nhà hát ca múa nhạc dân gian Việt BắcHọc viện Nghệ thuật Chiết Giang lần đầu đến với Festival Huế

Nghệ sĩ NSUT Khánh Vân biểu diễn ca Huế

Được tổ chức từ những kỳ đầu tiên và duy trì cho đến Festival Huế 2018, “Âm sắc Việt” là chương trình nghệ thuật mang một bản sắc riêng biệt, thu hút đông đảo người yêu âm nhạc truyền thống.

Chương trình là cơ hội để các nghệ nhân, nghệ sĩ thể hiện những giai điệu cổ, có tính bác học; qua đó, tiếp tục tôn vinh tinh hoa âm nhạc truyền thống qua nghệ thuật trình tấu điêu luyện hai dòng nhạc dân gian hát Xẩm – hát Chèo, Ca Huế - Nhã một cách đằm thắm, sâu sắc và đậm chất nhân văn.

Du khách nước ngoài chăm chú thưởng thức nghệ thuật truyền thống của Việt Nam

Clip chương trình "Âm sắc Việt"

Tại "Âm sắc Việt" 2018, với ca Huế vẫn là hai giọng ca đã có “thương hiệu”: NSUT Khánh Vân, nghệ nhân Thanh Tâm cùng nhóm nhã nhạc Phú Xuân. Nhóm nghệ sĩ của Hà Nội có sự góp mặt NSND Thanh Hoài, NSND Xuân Hoạch...

Chương trình thu hút số lượng lớn khán giả trong tối đầu tiên. Trong đó, có nhiều bạn trẻ và du khách nước ngoài. Công chúng yêu và đồng điệu với nghệ thuật truyền thống của dân tộc, có thể tiếp tục đến Cung Diên Thọ vào lúc 20h các ngày 29, 30/4 và 1/5.

Tin, ảnh, clip: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quy ước của các “trộ” đua thuyền truyền thống

Đối với cư dân Đông Nam Á nói chung, gắn với đời sống sông nước và truyền thống nông nghiệp lúa nước, lễ hội đua thuyền là một sinh hoạt văn hóa phổ biến, có lịch sử lâu đời, được thực hiện với mục đích chính là cầu ngư, cầu mưa, cầu an và thể hiện tinh thần thượng võ, vui chơi giải trí.

Quy ước của các “trộ” đua thuyền truyền thống
Giáo dục truyền thống cho chiến sĩ mới

Ngày 30/3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh tổ chức cho 115 chiến sĩ mới dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và tham quan Phòng Truyền thống BĐBP tỉnh. Đây là một trong những hoạt động giáo dục truyền thống cho cán bộ, chiến sĩ; đặc biệt là chiến sĩ mới (CSM) nhập ngũ năm 2024.

Giáo dục truyền thống cho chiến sĩ mới
Tiếp lửa truyền thống cho chiến sĩ mới

Chiều 14/3, đoàn công tác của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh do Đại tá Phạm Tùng Lâm, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn Huấn luyện- Cơ động và nói chuyện truyền thống với 115 chiến sĩ mới (CSM) đang được huấn luyện tại đơn vị.

Tiếp lửa truyền thống cho chiến sĩ mới
Return to top