ClockThứ Năm, 05/04/2012 11:15

Âm vang hào khí Việt

Theo đạo diễn Lê Quý Dương, trong lễ hội Trống và nhạc cụ gõ “Âm vang hào khí Việt”, hình ảnh trống đồng sẽ được giới thiệu như là một biểu tượng không thể thiếu cho lịch sử dựng nước, giữ nước và văn hóa của dân tộc. Khán giả sẽ được chiêm ngưỡng sân khấu là hình ảnh một mặt trống đồng khổng lồ trên quảng trường Nghinh Lương Đình, trước Phu Văn Lâu và bên bờ sông Hương thơ mộng. Chương trình là nơi hội tụ tinh hoa của nghệ thuật âm nhạc qua những màn biểu diễn mang âm hưởng đặc trưng của các dàn trống và bộ gõ tới từ địa phương trong nước và quốc tế. Trong đó, “Âm vang hào khí Việt” là tinh thần cốt lõi được truyền tải qua các nốt trầm hùng của tiếng trống đồng từ thủa Hùng Vương dựng nước, tiếng vang đầy sinh khí của trống trận khi Quang Trung khởi nghĩa, hay âm thanh tưởng chừng như rất dân dã của tiếng trống chèo nhưng thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước của dân tộc ta từ bao đời nay.

Hơn 12 đoàn trống sẽ tham gia biểu diễn tại khu vực Nghinh Lương Đình, nơi có sân khấu chính được thiết kế thành hình tròn mang hoa văn trống đồng Đông Sơn. Trong tổng thể mỹ thuật sắp đặt đó là dàn trống hội gồm 100 chiếc, tượng trưng cho 100 người con huyền thoại của Lạc Long Quân – Âu Cơ đã xây dựng nên đất nước Văn Lang. “Mỗi đoàn trống là mỗi thông điệp về một sắc thái khác nhau của văn hóa vùng miền. Tuy chưa đủ, nhưng sẽ cho chúng ta một khái niệm tổng thể về những âm sắc của trống và thể hiện được hào khí của đất nước chúng ta”, đạo diễn Lê Quý Dương nhấn mạnh. “Qua lễ hội này, chúng tôi muốn phát động phong trào “Tiếng trống đón em đến trường” nhằm quyên góp trống giúp đỡ những trường học còn khó khăn. Với lần đầu tiên này, chúng tôi muốn tặng 50 chiếc trống đầu tiên cho các trường ở Huế”, ông nói thêm.

Đồng Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Festival Huế đã trở thành thương hiệu

Festival Huế 2018 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, Huế 1 điểm đến 5 di sản” diễn ra từ ngày 27/4 đến 2/5, là nơi văn hóa trên khắp thế giới hội tụ và giao thoa. Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2018.

Festival Huế đã trở thành thương hiệu
Tính cộng đồng được phát huy tối đa

Sau sáu ngày đêm sôi động, với hàng trăm chương trình, lễ hội, suất diễn, Festival Huế lần thứ 10 - năm 2018 đã thành công, tiếp tục khẳng định thương hiệu một lễ hội hàng đầu. Báo Thừa Thiên Huế Cuối tuần có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Tiến Đạt, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Festival Huế, Phó Trưởng ban Thường trực, Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2018.

Tính cộng đồng được phát huy tối đa
Gắn kết bằng “cầu nối” văn hóa

Điều mà Festival Huế đã làm được như nhiều Đại sứ quán đánh giá, là tạo sự gắn kết giữa người dân với nhau thông qua “cầu nối” văn hóa.

Gắn kết bằng “cầu nối” văn hóa
Hơn 220.000 lượt du khách tham gia “Chợ quê ngày hội”

Lễ hội “Chợ quê ngày hội” Festival Huế 2018 chính thức bế mạc vào tối ngày 2/5 với chương trình nghệ thuật đặc sắc. Theo ban tổ chức, trong 5 ngày diễn ra, lễ hội đã thu hút hơn 220.000 lượt du khách, trong đó có hơn 12.000 lượt khách quốc tế.

Hơn 220 000 lượt du khách tham gia “Chợ quê ngày hội”
Giới thiệu sách "Tù chính trị câu lưu Côn Đảo, từ thực tiễn nhìn lại"

Sáng 2/5, Cơ quan đại diện Nhà xuất bản Quân đội nhân dân tại Đà Nẵng kết hợp với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức lễ giới thiệu sách “Tù chính trị câu lưu Côn Đảo (1957 – 1975) – Từ thực tiễn nhìn lại”. Hoạt động diễn ra tại hội trường Đại Học Huế nằm trong nội dung của Festival Huế 2018, nhằm quảng bá văn hóa đọc, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng cho các thế hệ học tập, noi theo.

Giới thiệu sách Tù chính trị câu lưu Côn Đảo, từ thực tiễn nhìn lại
Return to top