ClockChủ Nhật, 29/04/2018 23:38

“Âm vọng sông Hương”: Bình yên cuộc sống sông nước

TTH.VN - Diễn ra trên sân khấu chìm ở sông Hương với cách dàn dựng công phu, mới lạ, đậm chất Huế, “Âm vọng sông Hương” Festival Huế năm 2018 diễn ra vào tối 29/4 đã tạo được ấn tượng manh đối với người dân và du khách.

Khai mạc Festival Huế 2018: Lung linh sắc màu văn hóa“Sắc màu” nghệ thuật tại Festival HuếHơn 500 gian hàng tham gia Hội chợ thương mại quốc tế Festival Huế 2018

Đến dự có các ông: Trương Minh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Nguyễn Dung, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Festival Huế 2018.

Các nghệ sĩ đứng dưới nước để biểu diễn  

Lần đầu tiên xuất hiện trong chương trình Festival Huế, chương trình nghệ thuật "Âm vọng sông Hương" thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và du khách. Dù 20 giờ mới diễn ra, song ngay từ sớm rất nhiều người đã đến khu vực gần sân khấu để chờ đón chương trình diễn ra.

 

Âm vọng sông Hương như một bức tranh thủy mặc về cảnh quan sông nước, về chân dung, về một góc làng chài nhỏ, có cây đa, giếng nước, sân đình cùng với tình yêu, cuộc sống, lao động chài lưới của người dân Huế. Đó là câu chuyện kể về vòng đời của người dân sông nước với bản sắc Huế. Từ khi họ yêu nhau, nên duyên chồng vợ, sinh con và xây dựng tổ ấm hạnh phúc. Khi con cái trưởng thành, nối tiếp cha ông làm nghề trên sông nước, rồi lại kết thúc, mở ra một vòng đời khác, thế hệ khác. Vòng đời của người dân nối nhau như dòng chảy của dòng sông, cùng nhau xây dựng, giữ gìn Huế.

Hoạt cảnh bắt cá

Thông qua sự diễn xuất của hàng trăm diễn viên chuyên nghiệp kết hợp với những làn điệu âm nhạc, dân ca Huế; những âm thanh, hình ảnh chân thật và tự nhiên của cảnh vật trên sông nước, những tiếng mái chèo, hò reo của lũ trẻ, tiếng chuông từ những ngôi chùa, tiếng ồn ào của những khu chợ đầm phá, tiếng sáo day dứt lòng người… sống động và gần gũi, khiến người xem có cảm giác như đang sống cuộc sống của chính mình. 

Chính sự sâu lắng, mộc mạc, chân thật, gợi mở và níu kéo niềm thương nhớ, chan chứa yêu thương của tình người dân xứ Huế, lấp lánh một Huế bản sắc, một Huế chầm chậm đi, chầm chậm nhớ, chầm chậm hát, chầm chậm yêu, chầm chậm theo thời gian trôi… tạo ra ấn tượng và hiệu ứng mạnh mẽ với người dân và du khách.

Chương trình được đầu tư, dàn dựng rất công phu

Chị Nguyễn Thị Hẹ, người dân phường Vỹ Dạ, TP. Huế, chia sẻ: “Những hoạt cảnh, âm thanh tái hiện trong chương trình gần gũi lắm. Giống như cuộc sống của chúng tôi chứ không phải diễn. Cuộc sống của mình thấy bình thường nhưng khi xem tái hiện lại thấy lại quá thú vị”.

Ông Nguyễn Văn Toàn, (60 tuổi), du khách đến từ Bình Dương cho rằng, dù không phải là người dân Huế nhưng xem “Âm vọng sông Hương” cũng thấy rất thích. Cuộc sống người dân sông nước ở Huế bình yên khiến nhiều người cũng thêm yêu Huế.

* Một số hình ảnh, clip về chương trình được Thừa Thiên Huế Online ghi lại:

Dù thời tiết có mưa nhưng từ hơn 19 giờ, nhiều người đã đến sân khấu ngồi chờ

Hoạt cảnh buôn bán

Phơi và gỡ lưới

Tụ họp giải trí sau một ngày lao động vất vả

Đám trẻ say mê âm nhạc truyền thống

Và cũng tập hát

Chở che nhau lúc trở trời

Múa rối nước xuất hiện trong chương trình "Âm vọng sông Hương"

Hình ảnh chùa Thiên Mụ và các ni sư cũng được tái hiện trong chương trình

Cả áo dài, nón lá cũng "có mặt", làm cho chương trình thêm đủ "chất Huế"

Nghệ sĩ biểu diễn cũng rất duyên dáng

Khách nước ngoài thích thú ghi lại các hình ảnh trong chương trình

Tin, ảnh: Hữu Phúc - Thanh Toàn. Clip: Nguyễn Quân

 

.

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Văn hiến kinh kỳ” sẽ được đưa vào nhà hát

“Văn hiến kinh kỳ”, chương trình nghệ thuật đậm chất di sản văn hóa của Cố đô Huế, đã ra mắt thành công tại Festival Huế 2018. Sau festival, “Văn hiến kinh kỳ” tiếp tục được ấp ủ để trở thành sản phẩm nghệ thuật đặc trưng phục vụ du lịch.

“Văn hiến kinh kỳ” sẽ được đưa vào nhà hát
Thiếu những show diễn

Dễ dàng nhận thấy về sự khác biệt của thành phố sau một kỳ Festival Huế. Đó là sự yên tĩnh trở lại. Không còn những náo nhiệt vào những buổi chiều tà khi trên những con đường lớn là cảnh rồng rắn, rộn ràng của những lễ hội đường phố.

Thiếu những show diễn
Return to top