ClockThứ Ba, 09/11/2021 16:47

Áo dài là điểm nhấn hưởng ứng Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXII

TTH.VN - Hưởng ứng Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXII diễn ra từ ngày 18 đến 20/11 tại Huế, nhiều hoạt động quảng bá và tôn vinh áo dài sẽ được Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức.

Tổ chức 2 tour du lịch trong khuôn khổ Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXIIXây dựng Huế thành kinh đô áo dàiĐưa di sản, phong cảnh Huế lên áo dài

Tập luyện chương trình áo dài cộng đồng “Người dân Huế và áo dài”

Theo đó, đêm hội “Áo dài và điện ảnh” diễn ra tối 18/11 tại Học viện Âm nhạc Huế sẽ trình diễn các bộ sưu tập của các nhà thiết kế: Vũ Việt Hà, Huỳnh Lê Bảo Ngọc, Trần Thiện Khánh, Quang Hòa, Võ Quang Phát…

Chương trình sẽ gửi đến khách mời và khán giả tham dự liên hoan phim những mẫu áo dài phong phú, độc đáo, gồm áo dài ngũ thân, áo dài truyền thống, áo dài tân thời… qua các bộ sưu tập: Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ, Áo dài ngũ thân nam nữ, Huế bốn mùa hoa, Lụa là và nghề thêu thủ công, Áo dài và điện ảnh

Chương trình cộng đồng “Người dân Huế và áo dài” được tổ chức ngày 19/11 là chuỗi hoạt động truyền cảm hứng về áo dài mang tính tương tác cao với những hoạt động chính: Trưng bày, triển lãm về chủ đề áo dài kết hợp với các hoạt động thao diễn nghề nón lá, thêu, may áo dài, làm hoa giấy trong khuôn viên Học Viện Âm Nhạc Huế; đồng diễn Flashmod trong trang phục áo dài nam và nữ tại sân bia Quốc Học; quảng diễn áo dài tại cầu Trường Tiền và cầu gỗ lim bán nguyệt...

Dịp này, Sở Văn hóa và Thể Thao sẽ phát động tuần lễ “Người Huế mặc áo dài” từ ngày diễn ra liên hoan phim đến ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (dự kiến từ ngày 17 đến 23/11), khuyến khích người dân trên địa bàn tỉnh mặc áo dài để tham gia các sự kiện và đi làm, như cán bộ công sở, tiểu thương, giáo viên và cán bộ ngành văn hóa thể thao, du lịch, di tích…

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Cách đây vài năm, khi ngành văn hóa Huế tiên phong trong việc phục hưng áo dài truyền thống đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, kể cả trái chiều. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự kiên trì, đồng lòng của tập thể cán bộ, sự đồng hành của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và người dân, đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” bước đầu đã gặt hái được những thành quả nhất định.

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể
Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực

Mới đây, một sự kiện thu hút sự quan tâm của những ai yêu ẩm thực chính là lễ hội phở vừa được tổ chức tại Nam Định, từ 15-17/3. Một festival khiến chúng ta nghĩ đến bún bò của Huế - một đặc sản ẩm thực nổi tiếng có lẽ không kém phở.

Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực
Áo dài Huế, một nét rất riêng

“Áo dài trở thành một nét văn hóa của phụ nữ Việt Nam nói chung. Với phụ nữ Huế nói riêng, áo dài là niềm tự hào, bởi áo dài Huế đã là một thương hiệu được “đóng đinh” trong lòng mọi người. Để áo dài được thăng hoa, tôn vinh thì sự lan tỏa, quảng bá của chị em, của hội viên phụ nữ trên toàn tỉnh là điều hết sức cần thiết. Hình ảnh người phụ nữ Huế trong chiếc áo dài truyền thống chính là một nét đẹp, một nét văn hóa rất riêng của Huế”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chia sẻ tại buổi gặp mặt phụ nữ Thừa Thiên Huế nhân dịp kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Áo dài Huế, một nét rất riêng

TIN MỚI

Return to top