ClockChủ Nhật, 27/12/2020 14:57

Áo dài trong cuộc sống đương đại

TTH.VN - “Áo dài truyền thống trong cuộc sống đương đại” là chủ đề buổi trò chuyện của GS.TS. Thái Kim Lan với sinh viên Trường đại học Khoa học, Đại học Huế sáng 27/12. Buổi trò chuyện do Khoa Báo chí - truyền thông tổ chức nhằm lan tỏa tình yêu với chiếc áo dài trong giới trẻ.

Viết tiếp giấc mơ áo dàiTrình diễn áo dài của các nhà thiết kế HuếTrời mưa, Huế vẫn rộn ràng với áo dài và ẩm thực

Buổi trò chuyện với GS.TS. Thái Kim Lan mang đến cho các bạn sinh viên nhiều thông tin thú vị về chiếc áo dài truyền thống

GS.TS. Thái Kim Lan đã chia sẻ với các bạn sinh viên về nguồn gốc, đặc trưng và nét độc đáo của áo dài ngũ thân, áo dài truyền thống. Khi GS.TS. Thái Kim Lan còn là nữ sinh, chiếc áo dài luôn gắn liền với đời sống sinh hoạt thời ấy. Bà và các nữ sinh khác vẫn mặc đi học, chơi nhảy dây, đạp xe mà không hề thấy bất tiện, vướng víu.

Quan niệm của một số người cho rằng, mặc áo dài là cổ hủ, lạc hậu, bất tiện là chưa thấu đáo. Điều này tùy vào cái nhìn, cảm nhận của mỗi người. Nếu mở lòng đón nhận thì áo dài vẫn có thể mặc bình thường như các loại trang phục khác.

"Áo dài không cổ hủ, lạc hậu mà vẫn rất thời trang, tôn vẻ đẹp của người Việt Nam. Áo dài nhấn mạnh tính hòa điệu, phản ánh tinh thần, lòng tự hào của dân tộc. Mặc dù chưa có tuyên bố chính thức là quốc phục nhưng áo dài đã đi vào tâm thức của bao thế hệ người dân Việt, trở thành trang phục nhận diện bản sắc của người Việt Nam đối với người nước ngoài", GS.TS. Thái Kim Lan nhấn mạnh.   

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Cách đây vài năm, khi ngành văn hóa Huế tiên phong trong việc phục hưng áo dài truyền thống đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, kể cả trái chiều. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự kiên trì, đồng lòng của tập thể cán bộ, sự đồng hành của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và người dân, đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” bước đầu đã gặt hái được những thành quả nhất định.

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể
Áo dài Huế, một nét rất riêng

“Áo dài trở thành một nét văn hóa của phụ nữ Việt Nam nói chung. Với phụ nữ Huế nói riêng, áo dài là niềm tự hào, bởi áo dài Huế đã là một thương hiệu được “đóng đinh” trong lòng mọi người. Để áo dài được thăng hoa, tôn vinh thì sự lan tỏa, quảng bá của chị em, của hội viên phụ nữ trên toàn tỉnh là điều hết sức cần thiết. Hình ảnh người phụ nữ Huế trong chiếc áo dài truyền thống chính là một nét đẹp, một nét văn hóa rất riêng của Huế”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chia sẻ tại buổi gặp mặt phụ nữ Thừa Thiên Huế nhân dịp kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Áo dài Huế, một nét rất riêng
Canh chua lá me đất

Sống trong lòng xứ Huế, thật đáng tiếc nếu thờ ơ không để ý tới thứ sắc màu tim tím mọc ven bờ sông Hương hoặc bất kỳ trong mảnh vườn nào đó. Thứ tôi muốn kể với thế giới liên quan đến sắc màu tim tím đời thường, gần gũi ấy đơn giản là một tô canh chua lá me đất. Mà nấu canh chua thì có nhiều kiểu chế biến lắm. Kiểu truyền thống, tùy theo vùng miền, mỗi nơi lại có một kiểu gây hứng thú riêng.

Canh chua lá me đất
Chăm lo đời sống cho lao động nữ

Lao động nữ (LĐN) chiếm hơn 72% công nhân lao động trong các doanh nghiệp (DN) thuộc Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh. Việc chăm lo đời sống cho LĐN luôn được các cấp công đoàn tập trung thực hiện.

Chăm lo đời sống cho lao động nữ

TIN MỚI

Return to top