Thế giới

APEC theo đuổi sự phục hồi toàn diện và bền vững

ClockThứ Sáu, 20/05/2022 10:28
TTH.VN - Theo thông tin từ trang web của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), các quan chức cấp cao APEC vừa nhóm họp để theo đuổi nền tảng chung và các biện pháp hỗ trợ, trong bối cảnh khó khăn về sự phục hồi kinh tế không chắc chắn, áp lực lạm phát, và sự phức tạp của biến đổi khí hậu trong khu vực.

Kêu gọi giải pháp nông sản thực phẩm bền vữngTập trung vào tính bền vững và nền kinh tế kỹ thuật sốThái Lan nỗ lực thu hút các bên liên quan của APEC

Thái Lan đang giữ cương vị Chủ tịch APEC năm 2022. Ảnh minh họa: bangkokpost.com/TTXVN

Cụ thể, Hội nghị các quan chức cấp cao (SOM) APEC lần thứ 2 đã diễn ra từ ngày 18-19/5, sự kiện này được tổ chức 2 ngày trước khi Hội nghị Bộ trưởng Phụ trách Thương mại APEC được tổ chức. Trong đó, các quan chức cấp cao xem xét việc phát triển một kế hoạch hành động nhiều năm, bao gồm các vấn đề thương mại và đầu tư truyền thống và thế hệ tiếp theo.

Đáng chú ý, những kết quả đạt được tại hội nghị lần này sẽ mang lại sự hỗ trợ mạnh mẽ cho Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và thúc đẩy hơn nữa chương trình nghị sự cho Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 12 của WTO, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 12-15/6 tại thành phố Geneva (Thụy Sĩ), với sự tham dự của đa số các Bộ trưởng Thương mại APEC.

Phát biểu trước các quan chức cấp cao APEC tại thủ đô Bangkok (Thái Lan), ông Thani Thongphakdi, Bí thư Thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan, Chủ tịch SOM APEC năm 2022 đã khẳng định tầm quan trọng to lớn của APEC trong việc giải quyết những thách thức ngày càng phức tạp, đồng thời nhằm đảm bảo sự phục hồi kinh tế toàn diện và bền vững từ đại dịch COVID-19, vốn vẫn còn "mong manh".

“Để đảm bảo sự phục hồi toàn diện, chúng ta, với tư cách là các nền kinh tế thành viên của một khu vực năng động nhất, cần thúc đẩy nỗ lực trong việc làm sâu sắc hơn hội nhập kinh tế khu vực, bằng cách làm mới cuộc thảo luận về Khu vực Thương mại Tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) hậu COVID-19”, ông Thani Thongphakdi lưu ý.

Trong đó, mở cửa trở lại khu vực thông qua các cơ chế đi lại an toàn là một ưu tiên hàng đầu, trong bối cảnh các nền kinh tế thành viên nhận thấy nhu cầu cấp thiết phải đưa du lịch kinh doanh và giải trí trở lại, nhằm duy trì sự phục hồi kinh tế.

“Khi thế giới dần mở cửa trở lại và hoạt động đi lại xuyên biên giới đang ngày càng trở nên bình thường, vẫn tồn tại những khác biệt về các biện pháp y tế và nhập cảnh trong khu vực. APEC đang ở vị trí tốt để thúc đẩy các giải pháp tương tác, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc nối lại hoạt động đi lại xuyên biên giới một cách an toàn và thông suốt”, Chủ tịch SOM APEC năm 2022 nói thêm.

Ngoài ra, các quan chức cấp cao cũng bày tỏ sự ủng hộ rộng rãi nhằm tăng cường tính bao trùm và hợp tác hướng tới giải quyết những vấn đề về khí hậu.

Theo chủ đề của APEC 2022 là “Mở. Kết nối. Cân bằng”, các thành viên đã thảo luận các phương pháp tiếp cận như mô hình kinh tế sinh học, vòng tròn và xanh (BCG), trong đó kêu gọi những nỗ lực tổng thể và phối hợp hơn trong việc thay đổi tư duy và hành động nhằm giải quyết tình trạng mất cân bằng và bất bình đẳng trong và giữa các nền kinh tế.

“Các thách thức kinh tế hiện nay cần những nỗ lực lớn của APEC để giảm bớt những tác động tiêu cực đến nền kinh tế và người dân. Vì vậy, chúng ta cần tăng cường sự sẵn sàng và khả năng phục hồi của APEC khi đối mặt với những gián đoạn trong tương lai”, ông Thani Thongphakdi nhận định.

Được biết, trong 2 ngày từ ngày 21-22/5 tới đây, các Bộ trưởng Phụ trách Thương mại của APEC sẽ nhóm họp tại thủ đô Bangkok, Thái Lan.

Lê Thảo (Lược dịch từ apec.org)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá

Thả con giống để tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản trên sông, đầm phá là hoạt động thiết thực được duy trì hàng năm nhằm góp phần phục hồi, bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá
Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững

Tiếp tục phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển toàn diện và đồng bộ các hoạt động quản lý, bảo vệ, trồng rừng, khai thác, chế biến lâm sản... trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững
A Lưới xây dựng nông thôn mới bền vững

A Lưới tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kết nối vùng phục vụ dân sinh, sản xuất. Ưu tiên phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM), nâng cao đời sống của người dân.

A Lưới xây dựng nông thôn mới bền vững
Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh

Sau thời gian gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ cũng như yêu cầu xuất khẩu vào thị trường EU và một số thị trường khác phải đảm bảo “đơn hàng xanh”, năm 2024 các doanh nghiệp (DN) sản xuất hàng dệt may trên địa bàn tích cực đầu tư nhà xưởng, thay đổi chiến lược kinh doanh để đáp ứng các yêu cầu nên đã phục hồi trở lại và ổn định sản xuất kinh doanh.

Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh
Return to top