ClockThứ Sáu, 11/02/2022 05:51

Bám sát để vận động

TTH - Dù gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19, nhưng năm 2021, Công đoàn Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh thành lập được 7 công đoàn cơ sở (CĐCS), đạt 175% và kết nạp mới 3.500 đoàn viên, đạt 194% chỉ tiêu thi đua.

Công đoàn Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh tặng quà tết cho đoàn viên công đoàn

Ngay sau khi Công ty TNHH Nhựa Tân Tiến thuộc Khu Công nghiệp Phú Bài được thành lập và đi vào hoạt động, cán bộ Công đoàn Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh đã tiếp cận, vận động thành lập tổ chức công đoàn. Lúc mới thành lập chỉ có 11 đoàn viên tham gia, đến nay 100% công nhân lao động tại Công ty TNHH Nhựa Tân Tiến đã gia nhập tổ chức công đoàn.

Được thành lập cuối năm 2020, đầu năm 2021, Công ty TNHH Joinwell Việt Nam tại Khu Công nghiệp Tứ Hạ, Hương Trà cũng đã thành lập tổ chức công đoàn sau nhiều lần được Công đoàn Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh tiếp cận vận động. Qua 1 năm thành lập, Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Joinwell Việt Nam đã kết nạp 117 đoàn viên/490 công nhân lao động. Hiện, Công đoàn công ty đang phấn đấu kết nạp hơn 100 đoàn viên trong năm nay.

Trong năm qua, Công đoàn Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh đã tuyên truyền, vận động thành lập mới 7 CĐCS, đạt 175% so với chỉ tiêu giao, kết nạp mới 3.500 đoàn viên, đạt 194% chỉ tiêu giao. Bên cạnh đó, Công đoàn Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh phối hợp có hiệu quả với Ban Tổ chức Huyện ủy Phú Vang thành lập chi bộ Đảng tại Công ty TNHH Sơn Hà Huế.

Theo bà Lê Thị Thu Nam, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh, để thành lập và phát triển đoàn viên, ngay từ đầu năm, Công đoàn Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh đã nắm danh sách công ty, doanh nghiệp mới do Ban Quản lý Khu Kinh tế, công nghiệp và Bảo hiểm xã hội tỉnh cung cấp, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan khảo sát về thông tin, địa chỉ doanh nghiệp, số lao động, loại hình doanh nghiệp... Từ đó tìm phương pháp tiếp cận người lao động để tuyên truyền về Bộ luật Lao động và Luật Công đoàn. Phân tích những thuận lợi, những mặt tích cực để khai thác, nhằm ổn định và phát triển khi tổ chức công đoàn được thành lập và phát triển. Mặt khác, giải thích cho người lao động thấy được quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình được bảo vệ khi gia nhập tổ chức công đoàn; nhận thức được những quyền và lợi ích cơ bản, lâu dài khi cả người sử dụng lao động và người lao động đều thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ lao động được luật pháp quy định.

Để hoạt động công đoàn mạnh từ cơ sở, Công đoàn Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh chủ động tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công đoàn tại các doanh nghiệp, giúp các tổ công đoàn trong các doanh nghiệp đổi mới hình thức sinh hoạt. Bà Lê Thị Thu Nam phân tích: “Tổ công đoàn là bộ phận trực tiếp triển khai các nội dung, chương trình hoạt động đến với đoàn viên, cũng là bộ phận tuyên truyền vận động phát triển đoàn viên hiệu quả nhất. Vì vậy, nếu các tổ công đoàn có hình thức sinh hoạt phong phú, sinh động sẽ thu hút đông đảo đoàn viên, người lao động tham gia”.

Trên cơ sở đó, các CĐCS trực thuộc phát huy vai trò, chủ động trong tổ chức thương lượng, ký kết, giám sát thỏa ước lao động tập thể. Nhiều công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh đã thực hiện đàm phán với người sử dụng lao động tại hội nghị người lao động để bổ sung các điều khoản có lợi vào thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) về việc tăng suất ăn, cung cấp vitamin C… cho CNLĐ để nâng cao sức khỏe, đáp ứng công việc và tăng khả năng đề kháng với dịch COVID-19. Có công ty nâng mức ăn cho người lao động từ 17.000 đồng lên 22.000 đồng.

Trong bối cảnh dịch COVID-19, Công đoàn Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh đã chỉ đạo, hướng dẫn CĐCS phối hợp chặt chẽ với người sử dụng lao động triển khai thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch, cùng với doanh nghiệp thi đua lao động sáng tạo vượt khó. Riêng Công đoàn Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh đồng hành cùng người sử dụng lao động hỗ trợ thăm hỏi, động viên đoàn viên và người lao động thuộc đối tượng F0, F1, F2 và đang thực hiện ngừng việc trong các khu vực phong tỏa có hoàn cảnh khó khăn, với tổng số tiền hàng trăm triệu đồng. Từ những đồng hành này, người sử dụng lao động thấy được hiệu quả của việc ra đời của tổ chức Công đoàn thực sự tác động đến việc tăng năng suất, hiệu quả lao động thông qua các phong trào thi đua của tổ chức công đoàn tại cơ sở. Từ đó, doanh nghiệp tin tưởng và tạo điều kiện để Công đoàn cơ sở hoạt động.

Bài, ảnh: Hải Thuận

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lan tỏa văn hóa đọc trong đoàn viên, thanh niên

Với nhiều mô hình thiết thực và cách làm hiệu quả, tuổi trẻ Thừa Thiên Huế đã lan tỏa những giá trị, nét đẹp của sách và văn hóa đọc đến với các bạn đoàn viên, thanh niên.

Lan tỏa văn hóa đọc trong đoàn viên, thanh niên
“Lửa” từ những trái tim yêu thương

Trong trái tim của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) Xã đoàn Phú Gia (Phú Vang) luôn cháy ngọn lửa nhiệt huyết và yêu thương, mang ấm áp đến với những phận đời kém may, xây dựng niềm tin trong lòng người dân trên địa bàn.

“Lửa” từ những trái tim yêu thương
Linh hoạt trong vận động, thuyết phục

Nắm rõ luật, kiên trì vận động, thuyết phục người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) là cách Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP. Huế thành lập công đoàn cơ sở (CĐCS), phát triển đoàn viên tại doanh nghiệp (DN).

Linh hoạt trong vận động, thuyết phục
Return to top