ClockThứ Tư, 28/09/2022 07:45

Báo động nạn bạo lực học đường

TTH - Gần đây, xuất hiện nhiều vụ việc nữ sinh đánh bạn và lan truyền lên mạng xã hội, đặt ra vấn đề cần tăng cường giải pháp chấn chỉnh tình trạng bạo lực học đường (BLHĐ), xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh ở Thừa Thiên Huế.

Hạn chế bạo lực học đường: Hãy dành thời gian lắng nghe conTìm lời giải cho phòng, chống bạo lực học đườngBạo lực học đường cần được loại bỏ

Các trường học xây dựng nhiều sân chơi lành mạnh (ảnh minh họa)

Giải quyết mâu thuẫn bằng… đánh nhau

Tính riêng chỉ từ đầu tháng 9 đến nay xảy ra 3 vụ nữ sinh còn mang đồng phục đánh nhau, gióng hồi chuông báo động nạn bạo lực học đường. Chiều 14/9, nữ sinh T.T.H.L (Trường THCS Lộc Thủy, Phú Lộc) bị một số bạn cùng lớp túm giật tóc, rồi bị nữ sinh tên H.T.L.A dùng khúc cây nhỏ đánh vào đầu gây toác đầu, chảy máu. Nạn nhân đã nhanh chóng được đưa đi cấp cứu, thăm khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Chân Mây.

Theo thông tin ban đầu, nữ sinh H.L và L.A (cùng học lớp 8) có mâu thuẫn với nhau trong giờ học thể dục. Sau khi tan học, khi di chuyển đến khu vực tái định cư Lộc Thủy, cách trường học khoảng 200m thì các nữ sinh này cãi vã, rồi xảy ra đánh nhau. Bà Trịnh Thị Kim Phượng, Hiệu trưởng Trường THCS Lộc Thủy cho biết: Hiện nữ sinh H.L đã phục hồi và quay trở lại trường học. Sau sự việc, phụ huynh của 2 nữ sinh đã có bản cam kết chịu trách nhiệm về chi phí điều trị, thuốc men và chịu trách nhiệm các việc liên quan. Hai nữ sinh cũng viết bản tường trình, xin lỗi nhà trường và cam kết không tái phạm.

Trước đó không lâu, cũng tại xã Phong Sơn, huyện Phong Điền xuất hiện clip nữ sinh đánh bạn. Cụ thể, chiều tối 9/9, hai nữ sinh (cùng SN 2009) xích mích rồi hẹn nhau đến một đoạn đường liên thôn để đánh nhau. Trong khi đó, hơn 20 học sinh khác của Trường THCS Phong Sơn và Trường THCS Phong An có mặt đứng xem và nhiều học sinh dùng điện thoại để quay lại cảnh đánh nhau. Công an địa phương đã phối hợp với các trường mời phụ huynh và các học sinh liên quan đến làm việc, đồng thời yêu cầu các học sinh xóa, gỡ các video đã quay để không phát tán lên mạng xã hội.

Tại TP. Huế, trước ngày khai giảng năm học mới, một nữ sinh lớp 8 Trường THCS Chu Văn An cũng bị nữ sinh lớp 7 trong trường đánh đập và túm tóc kéo lê bên lề đường. Hành động bạo lực này còn được học sinh khác ghi lại video và gửi cho người thân của nạn nhân khiến cho gia đình nạn nhân bất bình. Nữ sinh bị đánh không chỉ bị bầm tím cơ thể, mà còn ảnh hưởng đến tinh thần. Các vụ việc đánh nhau của nữ sinh nói trên gây ảnh hưởng đến sức khỏe, ám ảnh tinh thần của nạn nhân, khi mà các em đang ở tuổi dậy thì. Đáng nói, gần như các vụ đánh nhau đều có nhiều học sinh khác chứng kiến và quay lại clip để phát tán lên mạng xã hội, như một kiểu câu view lệch lạc.

Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh

Trước tình hình diễn biến phức tạp của tình trạng BLHĐ diễn ra đầu năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có phiên làm việc trực tiếp với các phòng, ban liên quan thuộc Sở để kịp thời chỉ đạo, tăng cường giải pháp chấn chỉnh tình trạng BLHĐ tái diễn ra, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, văn hóa học đường ngay từ đầu năm học.

Theo phân tích, “chẩn bệnh” của các cơ quan chức năng về BLHĐ tại Thừa Thiên Huế gia tăng gần đây, nguyên nhân chính là do sự phát triển tâm sinh lý và nhận thức của học sinh không đồng đều, nhất là giai đoạn lứa tuổi THCS. Một số học sinh có lối sống đua đòi và thiếu kỹ năng sống, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, làm chủ bản thân trong cách giải quyết các xung đột, từ đó khiến các em dễ bị lôi kéo, kích động; dễ dẫn đến nguy cơ dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn.

Nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân chủ yếu nằm ở khâu phòng ngừa. Công tác nhận định tình hình chưa nhanh nhạy, việc nắm bắt thông tin, dư luận trong học sinh chưa kịp thời, vụ việc còn chậm được phát hiện, khiến những mâu thuẫn giữa học sinh với học sinh không được can thiệp, can ngăn giải quyết. Đồng thời, do ý thức của người học, đạo đức, lối sống, tâm lý của các em bị nhiều yếu tố tác động, ảnh hưởng, các em thiếu kỹ năng kiểm soát cảm xúc; ngoài ra, nguyên nhân còn đến từ công tác quản lý của nhà trường và gia đình, xã hội thiếu sự quan tâm thường xuyên…

Giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Tân yêu cầu cơ sở giáo dục thành lập ngay Ban Phòng chống BLHĐ tại đơn vị do thủ trưởng làm trưởng ban và các thành viên là các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp; mời công an địa phương, đại diện cha mẹ học sinh làm thành viên; yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch triển khai PCBLHĐ; phân công rõ trách nhiệm của các thành viên để việc thực hiện hiệu quả. Nâng cao trách nhiệm giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp để thường xuyên theo sát tình hình, quản lý, giáo dục học sinh; quan tâm các em học sinh yếu thế, học sinh chưa ngoan để có biện pháp giáo dục, giúp đỡ, bảo vệ phù hợp; thiết lập các kênh thông tin về BLHĐ của cơ sở giáo dục/trung tâm (hộp thư góp ý, đường dây nóng, hệ thống camera giám sát, trang mạng xã hội...) để chủ động tiếp nhận, xử lý kịp thời các thông tin về BLHĐ. Thường xuyên nắm bắt tâm lý học sinh, kịp thời phát hiện để tư vấn và xử lý những mâu thuẫn, xung đột trong trường học...

Ông Đoàn Minh Thắng, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT nhấn mạnh, việc tăng cường giải pháp chấn chỉnh tình trạng BLHĐ là hết sức cần kíp, đề nghị các phòng chức năng liên quan sớm tham mưu chỉ đạo, định hướng các giải pháp, theo dõi, nắm thông tin tình hình, cách xử lý các vụ việc để có hướng chỉ đạo xử lý dứt điểm, có biện pháp đủ mạnh để giáo dục học sinh vi phạm và răn đe, phòng ngừa các hành vi bạo lực tái diễn đối với học sinh.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Báo động tình trạng trộm ở chung cư

Một đường dây trộm mô tô tại các chung cư (CC) đã bị lực lượng nghiệp vụ Công an TP. Huế triệt xóa. Các đối tượng thực hiện hành vi này đều đang trong lứa tuổi thanh, thiếu niên (TTN). Đây là vấn đề đáng báo động trong xã hội hiện nay và việc quản lý an ninh tại các CC cũng cần phải chặt chẽ hơn.

Báo động tình trạng trộm ở chung cư
​Giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các xã nghèo

Từ ngày 5/3 đến 15/3 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện A Lưới, Phú Lộc, Phong Điền, Phú Vang kiểm tra, giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các trường học có bán trú thuộc 25 xã nghèo.

​Giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các xã nghèo

TIN MỚI

Return to top