ClockThứ Bảy, 11/12/2021 14:28

Bị lừa từ tin nhắn mạo danh “Hỗ trợ nhận bảo hiểm thất nghiệp”

TTH - Nhiều nạn nhân đã bị các đối tượng mạo danh cơ quan Bảo hiểm xã hội để lừa đảo số tiền từ vài triệu đến hàng trăm triệu đồng bằng tin nhắn “hỗ trợ nhận bảo hiểm thất nghiệp”.

Cảnh báo các hành vi lừa đảo hỗ trợ người bị ảnh hưởng đại dịch COVID-19Lợi dụng lòng tốt để lừa đảo

Cơ quan BHXH hỗ trợ người dân thất nghiệp trong đại dịch COVID-19

Tiền mất sau cú click vào link lạ

Lợi dụng thời điểm người lao động nhất là những người có thu nhập thấp, người bị mất việc làm do dịch bệnh COVID-19 đang “mong ngóng” số tiền hỗ trợ từ cơ quan chức năng, các đối tượng lừa đảo đã gửi tin nhắn đến số điện thoại của nạn nhân mạo danh là cơ quan Bảo hiểm Xã hội đang thực hiện thủ tục chi trả bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, kèm theo đó là đường dẫn đến một trang website trên internet và thời hạn yêu cầu thực hiện. Dẫn đến tâm lý lo sợ ảnh hưởng đến quyền lợi nên không ít người đã tin theo, kết quả là đã bị các đối tượng công khai “móc ví” sau một cú click.

Một nạn nhân ở Hà Nội cho biết, bản thân đang làm thủ tục nhận tiền hỗ trợ thất nghiệp thì nhận được tin nhắn có nội dung “Ông (bà) đã đủ điều kiện nhận tiền hỗ trợ từ quỹ  BHTN. Bấm vào www.hxkgh.icu delay. Quá hạn sẽ không được chấp nhận”. Tin tưởng đây là yêu cầu của cơ quan chức năng nên chị đã click vào địa chỉ trên, đường link này dẫn đến một trang web có giao diện thiết kế tương tự với ứng dụng “Smart Banking” của ngân hàng mà chị này đang sử dụng. Trang web này yêu cầu người dùng đăng nhập tài khoản để tiến hành các bước tiếp theo. Sau khi đăng nhập, trang web này yêu cầu cung cấp mã OTP vừa được tổng đài ngân hàng chuyển về, ngay sau khi nhập mã OTP thì tài khoản nạn nhân lập tức bị trừ đi 5 triệu đồng.

Tương tự, vừa qua, một người dân ở TP. Hồ Chí Minh cũng bị các đối tượng lừa lấy trên 600 triệu đồng sau khi click vào đường link được gửi đến tin nhắn điện thoại, mặc dù đã rất cảnh giác nhưng nhận thấy giao diện của trang web được thiết kế gần giống với ứng dụng “Smart Banking” của ngân hàng BIDV và các yêu cầu như của phía ngân hàng nên chị này cũng đã cung cấp mã OTP cho các đối tượng và chỉ 5 phút sau các đối tượng đã thực hiện thành công “cú lừa” hơn 600 triệu đồng.

Bên cạnh đó, các đối tượng còn sử dụng thủ đoạn nhắn tin, gọi điện thoại đến thông báo cho các nạn nhân biết đủ các điều kiện để được hỗ trợ vay vốn theo diện thất nghiệp do dịch bệnh COVID-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, kèm theo một đường link để làm thủ tục vay vốn sau khi “trung thực” khai báo các thông tin cá nhân và cung cấp mã OTP thì khổ chủ không những không vay được tiền mà còn bị các đối tượng lừa đảo “rút” hết tiền trong tài khoản.

Không cung cấp mã OTP cho người lạ

Có thể nhận thấy, các đối tượng lừa đảo chỉ thực hiện được hành vi lấy cắp tiền của các nạn nhân chỉ sau khi họ cung cấp mã OTP từ các ngân hàng, đây như là “chìa khóa” để các đối tượng qua mặt ngân hàng rút tiền trong tài khoản của nạn nhân. Do đó, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được cung cấp mã OTP cho người thứ 3, nhất là các đối tượng lạ, người không quen biết hoặc thậm chí kể cả từ các cuộc gọi, nhắn tin bất thường từ những người thân quen, bạn bè vì đã có nhiều trường hợp các đối tượng đã hack tài khoản mạng xã hội, giả mạo số điện thoại để đánh lừa nạn nhân; mã OTP chỉ có phía ngân hàng và chủ tài khoản biết để sử dụng trong mỗi lần giao dịch.

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cũng đề nghị người dân không nên thực hiện theo các yêu cầu, tin nhắn từ các tài khoản mạng xã hội như Facebook, Zalo,… Các số điện thoại như +4841900, ... được các đối tượng sử dụng để gọi điện trực tiếp yêu cầu người dân làm theo hướng dẫn để nhận tiền hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp và thực hiện hành vi lừa đảo.

Mọi người dân cần nâng cao cảnh giác khi nhận được các tin nhắn, cuộc gọi có nội dung như trên, cần chấm dứt cuộc thoại, không truy cập vào link lạ, không làm theo các yêu cầu của đối tượng; đồng thời báo ngay cho cơ quan công an để phối hợp xác minh, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.

Bài, ảnh: HOÀI AN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngăn “làn sóng” rút bảo hiểm xã hội một lần

2 tháng đầu năm 2024 toàn tỉnh có gần 2.000 người làm thủ tục rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần; riêng tháng 2/2024 có gần 900 người, tăng 10,7% so với tháng trước. Đây là thực trạng đáng lo ngại, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động (NLĐ) mà còn ảnh hưởng chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.

Ngăn “làn sóng” rút bảo hiểm xã hội một lần
Vui vì được tăng ca

Doanh nghiệp (DN) dồi dào đơn hàng, người lao động phấn khởi khi được tăng ca, cải thiện thu nhập.

Vui vì được tăng ca
Nhiều cơ hội việc làm cho người lao động

Bước sang năm 2024, các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh đang dần phục hồi đơn hàng và mở rộng phát triển sản xuất nên nhu cầu tuyển dụng tăng cao, mang đến nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.

Nhiều cơ hội việc làm cho người lao động

TIN MỚI

Return to top