ClockThứ Năm, 01/12/2022 07:19

Bộ GD&ĐT đề nghị các trường đại học bỏ bớt phương thức tuyển sinh gây nhiễu

Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin, mùa tuyển sinh 2023, Bộ sẽ hướng dẫn các trường rà soát, loại bỏ phương thức xét tuyển không phù hợp gây nhiễu hệ thống, vướng mắc cho thí sinh.

Tuyển sinh đại học 2023 có gì mới?Tuyển sinh Đại học 2023: Nghiên cứu điều chỉnh quy trình đơn giản, gọn nhẹ hơnTuyển sinh đại học năm 2023: Những cải tiến phù hợp

20 phương thức xét tuyển đại học năm 2022. Ảnh Chụp màn hình

Thông tin được đưa ra trong giao ban tuyển sinh quý IV giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) với các trường đại học, cao đẳng. Theo đó, công tác tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo về cơ bản giữ ổn định như năm 2022. Bộ GD&ĐT đang đề nghị các trường đại học xem xét giảm phương thức tuyển sinh, theo hướng ít tác động đến thí sinh.

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, trong hơn 20 phương thức xét tuyển đại học, có nhiều phương thức không hiệu quả, thậm chí gây mất công bằng. Đặc biệt, khi nhìn phổ điểm, đối sánh giữa phương thức dựa trên học bạ và điểm tốt nghiệp THPT có sự chênh lệch đáng kể. Do đó, các trường hết sức cân nhắc trong việc lựa chọn phương thức xét tuyển, đảm bảo hiệu quả, tin cậy, công bằng giữa các thí sinh.

Cũng theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, trong 20 phương thức xét tuyển thì có 2 phương thức chiếm tỉ lệ cao nhập học/chỉ tiêu và tỉ lệ nhập học theo các phương thức. Đó là phương thức thi tốt nghiệp và xét học bạ. 

Cụ thể, phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT có 261.190 chỉ tiêu, có 245.040 thí sinh nhập học, tỉ lệ nhập học/chỉ tiêu là 93,82% và tỉ lệ nhập học theo các phương thức là 52,38%. Phương thức thứ 2 có tỉ lệ cao là xét kết quả học tập cấp THPT (học bạ). Năm 2022 có 224.042 chỉ tiêu, có 169.537 thí sinh nhập học, tỉ lệ nhập học/chỉ tiêu là 75,67% và chiếm 36,24% so với các phương thức khác. Phương thức thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do cơ sở đào tạo tự tổ chức để xét tuyển có tỉ lệ nhập học là 60,45%, chiếm 1,34% các phương thức khác.

Năm 2023 dự kiến thí sinh chỉ chọn ngành không phải chọn phương thức. Hệ thống chung sẽ lọc tự động và gợi ý phương thức phù hợp, đạt điều kiện tốt nhất cho thí sinh, tránh việc phải lựa chọn nhiều cách xét tuyển. Đồng thời, Bộ GD&ĐT sẽ hướng dẫn các trường rà soát, loại bỏ phương thức không phù hợp, không hiệu quả, không đủ cơ sở khoa học, có thể gây nhiễu hệ thống cũng như khó khăn, vướng mắc cho thí sinh.

Bộ cũng đang rà soát, cân nhắc để hoàn thiện quy trình tuyển sinh 2023, trong đó có thể xem xét không xét tuyển sớm như năm 2022, thực hiện xét tuyển chung một đợt, rút ngắn thời gian tuyển sinh đợt 1. Các trường đại học cần sớm hoàn thiện đề án tuyển sinh năm 2023, hoàn thiện các phương thức tuyển sinh, thực hiện đúng quy chế tuyển sinh hiện hành, tránh làm đưa ra phương thức tuyển sinh phức tạp, rắc rối với thí sinh.

Về phần mềm xét tuyển chung, Bộ đang tiếp tục chỉ đạo và thực hiện nâng cấp, bổ sung thêm chức năng cần thiết khác của phần mềm xét tuyển chung nhằm giảm thiểu sai sót, nhầm lẫn.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thêm phương thức tuyển sinh, thêm cơ hội cho thí sinh

Điểm nổi bật trong tuyển sinh năm 2024 của Đại học Huế là các trường thành viên, khoa trực thuộc mở rộng sử dụng phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả đánh giá năng lực (ĐGNL), do Đại học Huế phối hợp với Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức tại Thừa Thiên Huế.

Thêm phương thức tuyển sinh, thêm cơ hội cho thí sinh
Giảm dần chỉ tiêu xét tuyển đại học bằng học bạ: Đảm bảo công bằng cho thí sinh

Bước sang mùa tuyển sinh năm 2024, các trường đại học tốp đầu trên cả nước có xu hướng giảm dần chỉ tiêu xét tuyển đại học bằng học bạ, thậm chí một số trường đã bỏ phương án này trong Đề án tuyển sinh. Nhiều chuyên gia giáo dục bày tỏ sự đồng tình với quyết định này, nhằm đảm bảo sự công bằng và chất lượng trong xét tuyển.

Giảm dần chỉ tiêu xét tuyển đại học bằng học bạ Đảm bảo công bằng cho thí sinh

TIN MỚI

Return to top