Thế giới

Bộ Phát triển Kinh tế Nga nâng dự báo khả quan với nền kinh tế

ClockThứ Tư, 17/08/2022 16:10
Bộ Phát triển Kinh tế Liên bang Nga dự báo GDP năm 2022 của Nga sẽ sụt giảm 4,2%, thay vì mức 7,8% đưa ra hồi tháng Năm; sự phục hồi kinh tế Nga sẽ bắt đầu vào năm 2024 với tăng trưởng GDP ở mức 3,7%.

Đồng rúp Nga là tiền tệ tăng trưởng nhanh nhất năm 2022Moody's: Khủng hoảng Nga-Ukraine làm tăng rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu

Người dân chọn mua hàng tại một siêu thị ở Moskva (Nga). Ảnh: AFP/TTXVN

Trên cơ sở các tín hiệu cải thiện của nền kinh tế, mới đây, Bộ Phát triển Kinh tế Liên bang Nga (MED) đang soạn thảo một dự báo cập nhật về sự phát triển kinh tế-xã hội của nước này đến năm 2025.

Một quan chức Liên bang tham gia vào quá trình thảo luận dự thảo nói trên cho biết kịch bản cơ sở của dự báo phản ánh thực tế sự phát triển kinh tế Nga trong ba năm tới. Nguồn tin này nói: “Dự báo này là thực tế, không phóng đại quá mức những cũng không quá lạc quan.”

Cũng theo quan chức này, dự thảo dự báo hiện nay đã được Bộ Phát triển Kinh tế, Bộ Tài chính và Bộ Năng lượng thống nhất và trình lên Ủy ban Ngân sách của chính phủ.

Theo tài liệu cập nhật, MED cải thiện dự báo lạm phát của Liên bang Nga trong năm 2022 từ mức 17,6% đưa ra trước đó về mức 13,4%, sau đó lạm phát sẽ chậm lại đáng kể vào năm 2023 và đạt 5,5%. Năm 2024, chỉ số giá tiêu dùng dự kiến tăng 4,2% và năm 2025 tăng 4%.

Về sự sụt giảm của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), MED dự báo năm 2022 sẽ sụt giảm 4,2% thay vì dự báo 7,8% đưa ra hồi tháng Năm năm nay; dự kiến năm 2023 chỉ còn sụt giảm 2,7% và sự phục hồi kinh tế Nga sẽ bắt đầu vào năm 2024 với tăng trưởng GDP ở mức 3,7% và 2,6% vào năm 2025.

Cũng theo dự báo cập nhật, tỷ giá hối đoái trung bình của đồng USD so với đồng ruble cũng ổn định hơn trong năm nay so với dự báo hồi tháng Năm. Theo đó, tỷ giá hối đoái trung bình hàng năm vào năm 2022 sẽ là 68,1 ruble/1 USD, năm 2023-69,2 ruble/1 USD, năm 2024-72,9 ruble/1 USD và năm 2025 là 74,8 ruble/1 USD. Dự báo hồi tháng Năm cho biết tỷ giá vào khoảng 80,1 ruble/1 USD.

Thặng dư thương mại của Liên bang Nga trong năm 2022 được dự báo trong tài liệu nói trên ở mức 299,6 tỷ USD nhờ xuất khẩu tăng và nhập khẩu giảm. Ngoài ra, trong giai đoạn 2024-2025, thặng dư dự kiến sẽ giảm xuống dưới mức của năm 2021.

Do đó, vào năm 2022, MED dự đoán xuất khẩu tăng lên 585,3 tỷ USD (năm 2021 là 493,8 tỷ USD), trong khi nhập khẩu giảm xuống còn 285,7 tỷ USD (năm 2021 là 304 tỷ USD). Năm 2023, thặng dư dự kiến đạt 190,8 tỷ USD do xuất khẩu giảm và nhập khẩu tăng (lần lượt là 505,4 tỷ USD và 314,5 tỷ USD).

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyên gia thời tiết Nam Mỹ dự báo tần suất La Nina và El Nino gia tăng

Hiện tượng khí hậu được gọi là El Nino và La Nina, mang theo những đợt nắng nóng, lạnh, mưa hoặc hạn hán, sẽ xảy ra thường xuyên hơn và cực đoan hơn trong những năm tới, sau khi Nam Mỹ hứng chịu đợt El Nino dữ dội nhất trong nhiều thập kỷ, các chuyên gia thời tiết cho biết.

Chuyên gia thời tiết Nam Mỹ dự báo tần suất La Nina và El Nino gia tăng
Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những tháng đầu năm có những dấu hiệu khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp có đơn hàng trở lại, lãi suất ngân hàng hạ nhiệt… là những yếu tố thuận lợi để doanh nghiệp chủ động thực hiện tốt kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Return to top