ClockThứ Hai, 20/06/2022 16:57

Bộ phim “Em và Trịnh” có giá trị đối với mảnh đất và con người Huế

TTH.VN - UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã nhận định như vậy khi tiếp, làm việc với đoàn làm phim “Em và Trịnh” và gia đình cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn vào ngày 20/6.

Đoàn phim “Em và Trịnh” giao lưu với khán giả HuếChờ xem nhạc sĩ tài hoa xứ Huế trên màn bạcDiễn viên Phạm Nhật Linh: “Không có bản sao nào hoàn hảo hơn bản chính”Phim “Em và Trịnh” tung trailer lãng mạn

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng đại diện các sở ngành tại buổi tiếp đoàn làm phim và gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Chia sẻ tại buổi làm việc, đại diện gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho biết, “Em và Trịnh” là bộ phim tâm huyết của đạo diễn và ê kíp sản xuất bộ phim. Gia đình mong muốn qua bộ phim sẽ truyền tải được một phần về cuộc đời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Đoàn làm phim cũng gửi lời cảm ơn đến các cơ quan, ban ngành và người dân Huế đã tạo điều kiện cho đoàn phim hoàn thành những cảnh quay ở Huế, để tái hiện được những khung cảnh của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng sống những năm 1960.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đánh giá cao đoàn làm phim và gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã sản xuất bộ phim với bước đầu đã có những thành công nhất định sau khi công chiếu. Sự ra đời của bộ phim có giá trị đối với mảnh đất và con người Huế, góp phần giới thiệu, quảng bá về những nét lịch sử, văn hóa con người Huế đến với công chúng.

Thời điểm này, tỉnh đã phục hồi, mở cửa du lịch trở lại và đầu tư phát triển, quảng bá hình ảnh Huế qua phim ảnh. Vì thế mong muốn thời gian tới đoàn làm phim sẽ tiếp tục có thêm những bộ phim mới với những bối cảnh quay ở Huế, để quảng bá về những nét lịch sử, văn hóa con người Huế đến với công chúng.

Không dừng lại đó, với những nét đẹp văn hóa riêng có và cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, Thừa Thiên Huế sẽ trở thành điểm đến của nhiều đạo diễn, đoàn làm phim, đặc biệt là các phim điện ảnh Việt Nam. Qua đó, không chỉ quảng bá hình ảnh thiên nhiên, di sản văn hóa và con người xứ Huế đến với bạn bè cả nước và quốc tế, đây còn là cơ hội để khai thác tiềm năng, phát triển Thừa Thiên Huế trở thành “phim trường” lớn.

Khởi quay từ tháng 11/2020 tại Huế, phim quay suốt 5 tháng với kinh phí 50 tỉ đồng, cao hơn dự kiến.

Đoàn phim quy tụ hơn 100 người. Bối cảnh đặt tại Huế, Đà Lạt, Tà Năng, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh… Em và Trịnh được đầu tư lớn nhằm tái hiện 30 năm cuộc đời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từ 1960 đến 1990.

Dù gặp nhiều khó khăn do mưa bão, nhưng đoàn vẫn cố gắng phục dựng bối cảnh Huế thập niên 1960 trong thời tiết khắc nghiệt. Đó là các bối cảnh như Gác Trịnh, cầu Phủ Cam, cầu Trường Tiền… Nhờ sự ủng hộ của cơ quan chức năng, gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và người dân Huế, đoàn mới có thể hoàn tất quá trình quay phim.

Phim vừa chính thức được khởi chiếu trên toàn quốc ngày 17/6 và nhận được sự đón nhận nồng nhiệt từ công chúng.

Tin, ảnh: N. Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khánh thành điểm trường Trịnh Công Sơn

Sáng 24/4, UBND huyện Nam Đông phối hợp với gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tổ chức lễ khánh thành điểm trường Trịnh Công Sơn. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ đã đến dự.

Khánh thành điểm trường Trịnh Công Sơn
Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh

Góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan, tạo nếp sống văn hóa là thành quả đáng tự hào của cán bộ, đảng viên và Nhân dân huyện Nam Đông khi triển khai Đề án Ngày Chủ nhật xanh “hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạnh - sáng”.

Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh
Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế

Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024) do Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sau khi đi qua nhiều tỉnh, thành đã đến Huế trình diễn vào tối 21/4 tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh, 41A Hùng Vương, TP. Huế.

Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế
Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số

Văn hóa đọc không còn như trước đây, không phải cứ cầm sách mới là đọc sách. Trò chuyện với Thừa Thiên Huế Cuối tuần, bà Hoàng Thị Kim Oanh, Giám đốc Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế cho rằng, trong thời đại công nghệ số, độc giả có thể đọc ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào chỉ cần có điện thoại, máy tính… kết nối internet.

Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số

TIN MỚI

Return to top