ClockThứ Sáu, 26/08/2022 09:28

Bỏ Tổng cục đường bộ, thành lập Cục Đường bộ và Cục Đường bộ cao tốc

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 56/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông Vận tải. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/10/2022.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu xử lý nghiêm xe ô tô đi sai làn thu phí không dừngKhắc phục hư hỏng mặt đường Quốc lộ 1A sau mưaTổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị các địa phương hỗ trợ vận tải thông suốt

Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ được tách thành Cục Đường bộ Việt Nam và Cục Đường bộ cao tốc Việt Nam. Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+

Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục được giao nhiệm vụ đào tạo, huấn luyện, sát hạch, cấp, công nhận, thu hồi giấy phép, bằng, chứng chỉ chuyên môn cho người điều khiển phương tiện giao thông, người vận hành phương tiện, thiết bị chuyên dùng trong giao thông vận tải.

Đáng chú ý, theo Nghị định, Bộ Giao thông Vận tải không còn Tổng cục Đường bộ Việt Nam mà tách thành Cục Đường bộ Việt Nam và Cục Đường bộ cao tốc Việt Nam.

Bộ Giao thông Vận tải cũng sẽ không còn Vụ Quản lý doanh nghiệp. Theo Nghị định, Vụ Quản lý doanh nghiệp sẽ tiếp tục duy trì hoạt động theo quy định hiện hành cho đến khi Bộ Giao thông Vận tải hoàn thành việc tái cơ cấu Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục đường bộ Việt Nam, Cục Đường bộ cao tốc Việt Nam, bảo đảm kế thừa các nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Đường bộ Việt Nam theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế.

Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp tục duy trì hoạt động theo quy định hiện hành cho đến khi cơ quan có thẩm quyền hoàn thành việc sắp xếp đối với các đơn vị này.

Theo đề án do Bộ Giao thông Vận tải xây dựng, Cục Đường bộ cao tốc Việt Nam có 5 phòng là Tổ chức - Hành chính; Pháp chế - Thanh tra - An toàn; Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cao tốc; Kế hoạch - Tài chính và Quản lý đầu tư xây dựng. Bên cạnh đó, có 3 Chi cục Quản lý đường bộ cao tốc 1, 2, 3 và Trung tâm Điều hành giao thông đường bộ cao tốc (ITS).

Cục Đường bộ Việt Nam có khối phòng ban tham mưu tương tự, thêm phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái; Khoa học công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế. Ngoài ra, có

7 Chi cục là I, II, III, IV, V, VI và Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư gần 152 tỷ đồng xây dựng tuyến đường đô thị mới La Sơn

Sáng 6/4, lãnh đạo huyện Phú Lộc thông tin, bằng nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, huyện Phú Lộc đang triển khai xây dựng dự án (DA) tuyến đường đô thị mới La Sơn (Lộc Sơn) với kinh phí gần 152 tỷ đồng. DA giao trách nhiệm cho BQL Đầu tư Xây dựng khu vực huyện Phú Lộc làm chủ đầu tư.

Đầu tư gần 152 tỷ đồng xây dựng tuyến đường đô thị mới La Sơn
DỰ ÁN TUYẾN ĐƯỜNG BỘ VEN BIỂN:
Bàn giao toàn bộ mặt bằng trước tháng 6/2024

Dự án tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Thừa Thiên Huế và cầu qua cửa Thuận An (TP. Huế) đang được chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB), tiến độ thi công trên công trường, nhằm hoàn thành công trình vào tháng 3 năm 2025.

Bàn giao toàn bộ mặt bằng trước tháng 6 2024
Đảm bảo an toàn giao thông trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Ngày 29/2, Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh cho biết, sau hơn 3 ngày rà soát hiện trường tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn, đoàn công tác gồm đại diện lãnh đạo Khu Quản lý đường bộ II (Bộ Giao thông Vận tải); Cục Cảnh sát Giao thông CSGT (Bộ Công an); Ban ATGT và các phòng ban chức năng tỉnh, cùng Ban quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh… thống nhất các giải pháp bổ sung, điều chỉnh tổ chức giao thông trên tuyến.

Đảm bảo an toàn giao thông trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn
Return to top