ClockThứ Hai, 21/04/2014 05:07

Cảm ơn những đóng góp lặng lẽ vào sự thành công của Festival Huế 2014

Ngay từ Festival Huế đầu tiên năm 2000 chúng ta đã khẳng định chủ thể của Festival Huế là người dân Huế, những người yêu Huế, những người bạn Huế. Festival Huế đem đến cho người dân việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống. Thông qua Festival mà làm cho môi trường cảnh quan Huế đẹp hơn, sạch hơn. Uy tín và vị thế của Huế ngày càng cao trên đất nước Việt Nam và thế giới.

Các nhân viên Trung tâm BTDTCĐ Huế hướng dẫn du khách trò chơi xăm hường. Họ đã thầm lặng góp phần vào thành công chung của Festival Huế 2014. Ảnh: HA

 
Người dân Huế không ngồi chờ đợi Festival đến mà họ đến với Festival Huế bắt đầu từ những việc rất bình dị. Họ là những người dân, những cán bộ thuộc Công ty môi trường, Trung taam công viên cây xanh Huế, cán bộ thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, họ làm việc thâu đêm. Cứ thử tưởng tượng đêm khai mạc tại Quảng trường Ngọ Môn có hàng ngàn nghệ sỹ biểu diễn, có hàng vạn người đến dự lễ hội; vậy mà sáng sớm hôm sau như có phép lạ quảng trường Ngọ Môn được dọn dẹp sạch sẽ ngăn nắp để đón khách đến tham quan Đại Nội. Không những ở Ngọ Môn mà ở các di tích, các con đường, công sở, nhà dân đều được quét dọn sạch sẽ, trang hoàng rực rỡ. Ở cầu ngói Thanh Toàn thuộc thị xã Hương Thủy, người dân chủ động tham gia Festival Huế bằng hình thức tổ chức lễ hội “ Chợ quê ngày hội” nhằm giới thiệu với du khách trong nước và quốc tế về văn hóa lúa nước, riêng có của một làng quê yên bình với các trò chơi dân gian, các loại nông cụ; bà con còn chơi bài chòi, đua ghe và ca, thơ, nhạc, họa; các món ngon của đồng quê…Festival Huế đã diễn ra 8 lần thì “Chợ quê ngày hội” cũng có 7 lần khai hội, đã đón hàng vạn khách thập phương về tham gia “Chợ quê ngày hội”.
Có một làng ở phía bắc tỉnh đó là làng Phước Tích, người dân tham gia Festival bằng việc bảo tồn, phát huy giá trị của hàng chục nhà rường cổ có niên đại hàng trăm năm tuổi thu hút khách du lịch tham quan khám phá bản sắc văn hóa của lễ hội “Hương xưa, làng cổ” do người dân tự tổ chức, đậm đà khó quên.
Người dân làng Mỹ Xuyên chuẩn bị hàng mộc mỹ nghệ tinh xảo, đưa sản phẩm vào hội chợ Festival tại Huế.
Còn người dân ở làng nghề Thanh Tiên với bàn tay khéo léo, với tư duy sáng tạo đã sản xuất nhiều loại hoa sen bằng giấy, bằng vải rất sắc sảo phục vụ cho khách dự Festival.
Các nghệ nhân diều Huế chuẩn bị hàng trăm loại diều độc đáo tham gia biểu diễn tại Festival Huế.
Bà con ở Quảng Thái, Quảng Lợi chuẩn bị rau quả ngon, sạch, an toàn vào phục vụ cho hàng vạn khách du lịch. Bà con ở Quảng Ngạn và ven phá Tam Giang chuẩn bị cá, tôm chất lượng cao phục vụ cho ẩm thực ở Festival Huế. Thịt bò của A Lưới, rau quả ở Nam Đông mang đậm hương vị rừng và đồi núi cao của Thừa Thiên Huế. Nhà vườn Kim Long thu hút khách du lịch; sản phẩm hàng hóa mang thương hiệu Festival: tôm chua Festival, nón lá Festival, mè xửng Festival, khách sạn Festival, nhà hàng Festival, taxi Festival, tiệm may Festival, hàng lưu niệm Festival... Tổ chức Huế xa cho những người tự nguyện cùng sẻ chia với Huế, họ đến Festival và vận động mọi người giúp đỡ trẻ em tàn tật, khó khăn.
Hội đồng hương Huế tại Hà Nội, tại TP Hồ Chí Minh... luôn nhớ về thăm mỗi kì Festival khai hội; Hội người yêu Huế ở Pháp hết sức quan tâm đến Festival, đến hẹn lại lên và người yêu Huế tại Pháp lại về quy tụ tại Festival Huế.
Mọi người đến với Festival Huế với tấm lòng sâu sắc và tự nguyện vô điều kiện. Cứ mỗi kì Festival Huế lại có hàng trăm sinh viên, học sinh tham gia tự nguyện phục vụ, hướng dẫn, giữ gìn cảnh quan môi trường. Họ hiểu rộng và sâu văn hóa Huế để chuyển sức lan tỏa của Festival Huế đến với mọi người. Còn bao nhiêu người chưa kể hết, họ góp phần tô thắm bức tranh đa sắc màu của Festival Huế.
Đêm qua là đêm cuối cùng của Festival Huế 2014 - đêm chia tay, đêm giã bạn; có nhiều người thức với Huế, thức với thành phố Festival, thức với cảnh quan môi trường của Huế luôn luôn sạch đẹp, thức với người dân Huế tình nặng nghĩa sâu. Cảm ơn những ai đã đến chung vui với Festival Huế.
Chào tạm biệt!
Hẹn gặp lại tại Festival Huế lần thứ IX năm 2016!
Lê Viết Xê
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Festival Huế đã trở thành thương hiệu

Festival Huế 2018 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, Huế 1 điểm đến 5 di sản” diễn ra từ ngày 27/4 đến 2/5, là nơi văn hóa trên khắp thế giới hội tụ và giao thoa. Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2018.

Festival Huế đã trở thành thương hiệu
Tính cộng đồng được phát huy tối đa

Sau sáu ngày đêm sôi động, với hàng trăm chương trình, lễ hội, suất diễn, Festival Huế lần thứ 10 - năm 2018 đã thành công, tiếp tục khẳng định thương hiệu một lễ hội hàng đầu. Báo Thừa Thiên Huế Cuối tuần có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Tiến Đạt, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Festival Huế, Phó Trưởng ban Thường trực, Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2018.

Tính cộng đồng được phát huy tối đa
Gắn kết bằng “cầu nối” văn hóa

Điều mà Festival Huế đã làm được như nhiều Đại sứ quán đánh giá, là tạo sự gắn kết giữa người dân với nhau thông qua “cầu nối” văn hóa.

Gắn kết bằng “cầu nối” văn hóa
Hơn 220.000 lượt du khách tham gia “Chợ quê ngày hội”

Lễ hội “Chợ quê ngày hội” Festival Huế 2018 chính thức bế mạc vào tối ngày 2/5 với chương trình nghệ thuật đặc sắc. Theo ban tổ chức, trong 5 ngày diễn ra, lễ hội đã thu hút hơn 220.000 lượt du khách, trong đó có hơn 12.000 lượt khách quốc tế.

Hơn 220 000 lượt du khách tham gia “Chợ quê ngày hội”
Giới thiệu sách "Tù chính trị câu lưu Côn Đảo, từ thực tiễn nhìn lại"

Sáng 2/5, Cơ quan đại diện Nhà xuất bản Quân đội nhân dân tại Đà Nẵng kết hợp với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức lễ giới thiệu sách “Tù chính trị câu lưu Côn Đảo (1957 – 1975) – Từ thực tiễn nhìn lại”. Hoạt động diễn ra tại hội trường Đại Học Huế nằm trong nội dung của Festival Huế 2018, nhằm quảng bá văn hóa đọc, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng cho các thế hệ học tập, noi theo.

Giới thiệu sách Tù chính trị câu lưu Côn Đảo, từ thực tiễn nhìn lại
Return to top