ClockThứ Tư, 16/02/2022 15:07

Cẩn trọng khi sử dụng mạng xã hội để tránh bị lừa

TTH - Chiếm quyền kiểm soát (hack) các tài khoản facebook, sau đó dùng các tài khoản đã chiếm đoạt được giả vờ nhắn tin đến người thân của chủ tài khoản bị chiếm đoạt để mượn tiền rồi chiếm đoạt, là thủ đoạn phạm tội không mới, nhưng nhiều người vì thiếu cảnh giác nên vẫn bị lừa

Cần cẩn thận với những tin nhắn lừa đảo. Ảnh: langsontv.vn

Khoảng tháng 10/2019, Lê Minh Hướng mua trên mạng internet của một người không quen biết một đường link, có tên miền: htt://biettaitihon12020.wixsite.com chứa giao diện website giống như chương trình truyền hình “Biệt tài tí hon” đã phát sóng trên các kênh truyền hình. Sau đó Hướng tải đường link này lên các chương trình có lượng người xem nhiều với mục đích để người bị hại dễ dàng bị cuốn hút.

Khi có người đăng nhập vào giao diện giả, điền đầy đủ thông tin cá nhân vào đường link này và bấm nút bình chọn thì các thông tin đó sẽ được chuyển vào mục trang website có đường dẫn “http:// notepad.pw/ginblack 24” do Hướng tự tạo để lưu giữ tài khoản và mật khẩu, qua đó Hướng sẽ chiếm quyền kiểm soát tài khoản facebook này.

Sau khi chiếm được quyền kiểm soát tài khoản, Hướng thay đổi mật khẩu, xóa các thông tin xác thực của chủ tài khoản facebook rồi nghiên cứu và khai thác thông tin về mối quan hệ của chủ tài khoản facebook đã chiếm được với các tài khoản facebook khác; tiếp đó giả vờ làm chủ tài khoản để nhắn tin, liên lạc với người thân chủ tài khoản để mượn tiền và chiếm đoạt.

Để thực hiện được việc rút tiền mặt mà không bị phát hiện, Hướng khai đã liên lạc với các tài khoản facebook ảo, có tên gọi: “Bùi Thị Nựng” hoặc “Bui Thi Nung” với mục đích nhờ các tài khoản này rửa (rút) số tiền đã chiếm đoạt được. Các tài khoản facebook này đồng ý và cung cấp cho Hướng tài khoản ngân hàng của Techcombank do Bùi Văn Trọng đứng tên để khi nào chiếm đoạt được tiền thì chuyển vào tài khoản này để rửa tiền. Việc chi phí của rửa tiền được thỏa thuận theo % trên tổng số tiền đã rửa. Để xóa dấu vết tội phạm, Hướng và các tài khoản facebook trên chỉ kết bạn khi lừa được tiền và liên lạc để thực hiện hành vi rửa tiền. Sau khi thực hiện hành vi phạm tội thì cả hai hủy kết bạn ở mục facebook.

Ngày 21/7/2020, tại quán Internet Huế Zone, phường Phú Hội, TP. Huế, Hướng đã chiếm được quyền kiểm soát tài khoản Facebook “Ứng Vương” của ông Vương Thúy Ứng (đang sinh sống tại Cộng hòa Liên bang Đức). Sau đó Hướng dùng facebook này nhắn tin cho tài khoản Facebook “TuocThuyVuong” của bà Vương Thúy Tước (sinh sống tại Hà Nội, là chị gái của ông Ứng) để mượn tiền và cung cấp số tài khoản của Ngân hàng Techcombank mang tên Bùi Văn Trọng để bà Tước chuyển tiền.

Do không biết tài khoản facebook của em trai mình đã bị chiếm quyền kiểm soát nên bà Tước tin tưởng, chuyển tiền vào tài khoản trên 3 lần với tổng số tiền là 390.000.000 đồng (trong đó lần 1 là 110 triệu đồng, lần 2 là 230 triệu đồng, lần 3 là 50 triệu đồng).

Quá trình điều tra vụ án, căn cứ vào lời khai của Hướng về việc chiếm đoạt số tiền 390 triệu đồng nêu trên, cơ quan điều tra đã trích xuất các dữ liệu liên quan đến quá trình di chuyển vào tài khoản cuối cùng đã tiếp nhận khoản tiền này, xác định: Khoảng nửa đầu tháng 7/2020, Đỗ Tư Trinh (là chủ quán internet) nhận được 1 tin nhắn từ tài khoản Facebook “Luatnhanqua” với nội dung là đề nghị rửa dòng tiền do phạm tội trên mạng internet mà có. Mức hưởng lợi Trinh được trả là 15% trên số tiền đã rửa. Sau khi nhận được tin nhắn, Đỗ Tư Trinh đã liên lạc và bàn bạc với Hoàng Như Linh (là người bảo trì máy tính trong quán của Trinh và thường hay mua bán tiền ảo trên mạng internet), thì Linh đồng ý tham gia. Linh rủ thêm Đoàn Quang Đăng (Đăng có nhiệm vụ chuyển tiền trực tiếp đến cho Trinh khi Linh rửa tiền xong).

Ngày 21/7/2020, Trinh nhận được tin nhắn từ Facebook “Luatnhanqua” để rửa số tiền 110.000.000 đồng ở các số tài khoản mang tên Bùi Văn Trọng. Sau đó Trinh chụp ảnh gửi tin nhắn qua ứng dụng Telgam cho Linh để Linh thực việc rửa tiền. Để thực hiện việc rửa tiền, Linh sử dụng điện thoại của mình kết nối internet nhằm thực hiện các mã lệnh trên sàn mua bán tiền ảo.

Sau khi mua bán tiền ảo thành công, Linh đã chuyển số tiền này vào tài khoản của mình, sau đó trực tiếp đưa tiền mặt với số tiền 102.300.000 đồng (đã trừ số tiền % được hưởng là 7,7 triệu đồng, trong đó trả tiền công cho Đăng 1 triệu đồng) để Đăng trực tiếp đến đưa cho Trinh.

Sau khi nhận tiền từ Đăng, Trinh đã liên lạc với cho tài khoản Facebook “Luatnhanqua” để giao số tiền 99 triệu đồng. 3,3 triệu đồng là tiền Trinh hưởng lợi từ tiền công.

Theo cơ quan điều tra, quá trình điều tra, Trinh, Linh và Đăng chỉ thừa nhận đã tham gia rửa số tiền 110 triệu đồng. Không có tài liệu nào khác chứng minh việc các bị can rửa số tiền còn lại là 280 triệu đồng mà bà Tước đã chuyển; do đó chỉ chịu trách nhiệm hình sự với tang số rửa số tiền là 110 triệu đồng.

 Đối với chủ tài khoản ngân hàng mang tên Bùi Văn Trọng có liên quan đến hoạt động rửa tiền, tuy nhiên không xác định được địa chỉ của Trọng nên sẽ tiếp tục điều tra, xử lý sau.

Đối với xác minh tài khoản facebook có tên “Bui Thi Nung”, “Bùi Thị Nựng” “Luatnhanqua” liên quan đến hoạt động phạm tội rửa tiền, do đây là facebook ảo chỉ được kích hoạt khi có tiền lừa đảo, hiện nay không thu thập được dữ liệu chi tiết để chứng minh, do vậy không có căn cứ để xử lý.

Dù Hướng đã tự nguyện nộp lại 300 triệu đồng để khắc phục hậu quả (để hưởng được tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi tòa án xét xử); Trinh, Linh, Đăng chỉ hưởng lợi số tiền chẳng đáng là bao, nhưng tất cả các bị can đều phải chịu hình phạt nghiêm khắc của pháp luật đối với hành vi phạm tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “rửa tiền”.

Vụ án này cũng là “lời nhắc nhở”, tuy thủ đoạn phạm tội không mới, nhưng nhiều người vẫn bị lừa. Do đó, tất cả mọi người cần cảnh giác, thận trọng khi sử dụng mạng xã hội.

Quỳnh Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cẩn trọng với nhiều chiêu thức lừa đảo hiện nay

Nhiều chiêu thức lừa đảo của các đối tượng xấu đã được lực lượng chức năng cảnh báo đến người dân. Thế nhưng, vẫn có không ít người “sập bẫy” lừa đảo vì nhiều lý do khác nhau.

Cẩn trọng với nhiều chiêu thức lừa đảo hiện nay
Cẩn trọng trong trùng tu Điện Thái Hòa

Là công trình di tích nổi tiếng và quan trọng bậc nhất ở khu vực Hoàng cung Huế, việc trùng tu công trình điện Thái Hòa được tiến hành cẩn trọng.

Cẩn trọng trong trùng tu Điện Thái Hòa
Trao 100 Giấy ghi nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý "Hoàng mai Huế"

Sáng 2/2, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Hội Hoàng mai Huế, Công ty TNHH Tư vấn và Phát triển thương hiệu AMC Việt Nam tổ chức công bố ghi nhận sử dụng chỉ dẫn địa lý Hoàng mai Huế và tập huấn về các quy định quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý Hoàng mai Huế.

Trao 100 Giấy ghi nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Hoàng mai Huế

TIN MỚI

Return to top