ClockThứ Bảy, 07/03/2020 15:11

Cần xử lý nghiêm người rải vàng mã xuống sông, suối

TTH - Hiện tượng rải vàng mã xuống sông, suối, hồ vẫn còn xảy ra ở một vài nơi. Điều này không chỉ làm mất mỹ quan đô thị, mà còn gây ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân…

Gắn tuyên truyền với xử phạtHai người đàn ông ngang nhiên rải vàng mã xuống sông Đông BaPhạt những người rải vàng mã xuống sông Hương gần 4 triệu đồng

Người đàn ông thản nhiên rải vàng mã xuống suối Công Thành​

Vào những ngày tháng 2 âm lịch, nhiều người dân khắp các địa phương tổ chức lễ dâng cúng cho các vị thần Đất nhằm cầu nguyện cuộc sống an lành… Đây là phong tục đã có từ lâu đời mang tính chất tâm linh.

Vậy nhưng, sau lễ cúng tình trạng người dân rải vàng mã xuống các sông, suối vẫn còn xảy ra. Dù lực lượng chức năng đã xử phạt nghiêm những trường hợp vi phạm và đẩy mạnh tuyên truyền nhưng vẫn còn một số người dân vẫn tỏ ra “xem thường” trước hành vi này. Mới đây, vào lúc khoảng 15h ngày 1/3, nhiều người dân khi đi qua đoạn cầu Công Thành thuộc địa phận xã Phong Sơn, huyện Phong Điền đã chứng kiến một người đàn ông tuổi trung niên thản nhiên ngồi trên cầu rải vàng mã xuống suối.

Ông Trịnh Xuân Nhân, Chủ tịch UBND xã Phong Sơn khẳng định: Quyết định 56/2014/QĐ-UBND ngày 21/8/2014 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định một số vấn đề trong việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị và nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014 - 2015, định hướng đến năm 2020 đã nghiêm cấm việc rải vàng mã xuống sông, suối. Thời gian qua, UBND xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân về việc gìn giữ môi trường. Việc này, các thôn cũng đã đưa vào quy ước, hương ước để người dân thực hiện một cách nghiêm túc.

Suối Công Thành biến thành nơi rải vàng mã

“Liên quan đến việc người đàn ông rải vàng mã xuống suối Công Thành, chúng tôi sẽ kiểm tra và xử lý nghiêm để răn đe, chấn chỉnh. Không để “con sâu làm rầu nồi canh”. Ông Nhân nói.

Không chỉ ở khu vực nêu trên, trên các đoạn sông trên địa bàn tỉnh như sông Hương, sông An Cựu, sông Bồ… thỉnh thoảng chúng tôi vẫn phát hiện vàng mã trôi trên sông. Điều này chứng tỏ vẫn còn người dân chưa nghiêm chỉnh chấp hành quyết định của UBND tỉnh và hương ước, quy ước của địa phương.

Hiện nay, các địa phương đang tiếp tục thực hiện Đề án “Ngày Chủ nhật xanh” và huy động người dân xuống đường thu dọn vệ sinh, nhặt rác, trồng cây xanh để bảo đảm môi trường cảnh quan đô thị và khu vực nông thôn trên địa bàn. Phong trào đã và đang lan tỏa rộng khắp, tạo hiệu ứng tích cực trong việc bảo vệ môi trường. Song song đó, nhiều phong trào như: xây dựng “Tuyến đường xanh - sạch - đẹp”, “Tuyến đường không túi ni lông, không rác thải”... được triển khai ở nhiều địa phương mang lại bộ mặt mới cho các vùng nông thôn.

Vì vậy, những hành vi vi phạm về môi trường, nhất là rải vàng mã xuống sông, suối cần phải xử phạt nghiêm, từ đó góp phần thực hiện thành công chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới và phong trào “Sáng-xanh- sạch- đẹp" mà UBND tỉnh đang phát động.

Bài, ảnh: HẢI HUẾ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Năm 2023, thế giới đã gây ra 2,3 tỷ tấn rác thải đô thị

Trong một báo cáo ngày 28/2, Liên Hiệp Quốc cho biết thế giới đã tạo ra 2,3 tỷ tấn rác thải đô thị vào năm ngoái và lượng rác thải này ước tính sẽ tăng thêm 2/3 vào năm 2050, đồng thời cảnh báo về những tổn thất nặng nề đối với sức khỏe, nền kinh tế và môi trường.

Năm 2023, thế giới đã gây ra 2,3 tỷ tấn rác thải đô thị
Return to top