ClockThứ Bảy, 08/01/2022 13:50

Cảnh giác trước nạn trộm cắp hoa, cây cảnh

TTH - Trước tết Nguyên đán là thời điểm các đối tượng “nhắm” vào các loại tài sản là hoa, cây cảnh có giá trị kinh tế cao để thực hiện hành vi trộm cắp.

Bắt giữ đối tượng chuyên trộm cây cảnhDùng ô tô đi trộm cây cảnhBắt đối tượng gây ra hàng loạt vụ trộm cây cảnh

Tang vật được Công an thu giữ

Tinh vi, liều lĩnh

Mới đây, ông Nguyễn Viết C. trú tại xã Thủy Bằng, TP. Huế vừa bị kẻ gian đột nhập lấy đi cây mai vàng trị giá hơn 15 triệu đồng. Ông C. cho biết, lợi dụng trời tối, kèm theo mưa to trong lúc cả gia đình tập trung xem bóng đá thì kẻ trộm đã nhổ và mang đi cây mai của mình, có lẽ kẻ trộm không bê nổi cả chậu nên nhổ cây mai rồi ném qua hàng rào sau đó tẩu thoát. 

May mắn hơn ông C.,  anh Hồ Đăng T. ở phường Thuận Hòa, TP. Huế, suýt bị kẻ trộm “thăm” vườn phong lan “đột biến” trị giá tiền tỷ. Với thiết kế vườn lan trên sân thượng của ngôi nhà 3 tầng, có lưới B40 che chắn kỹ càng nhưng kẻ trộm lại liều lĩnh theo đường ống nước, trèo lên và dùng kềm cắt lưới rào, sau đó trộm lan. Khi nghe tiếng động, anh T. đã hô hoán người trong nhà. Thấy động nên kẻ trộm đã kịp tẩu thoát cùng đồng bọn đợi sẵn ở dưới.

Theo nhiều người cho biết, để có thể thực hiện trót lọt phi vụ, các đối tượng trộm cắp thường hành động theo nhóm, dành nhiều thời gian theo dõi, quan sát kỹ địa điểm mà chúng dự định ra tay; có sự phân công kẻ cảnh giới, kẻ trực tiếp trộm. Với các thủ đoạn như đóng giả người mua hoa, cây kiểng để được đi lại khắp nơi xem đường đi, kiểm tra có camera hay chó canh giữ không. Chúng còn được chủ nhà vô tình giới thiệu những cây đẹp, đặc sắc, cây có giá trị cao,…Với lý do đôi bên không thống nhất được giá, kẻ gian viện cớ “rút quân” và đợi khi chủ nhân vắng mặt hay lợi dụng ban đêm để lẻn vào ăn trộm. Theo ông C., trước đó nhiều ngày có 2 thanh niên đến hỏi mua cây mai của ông trông rất ra dáng những người chơi mai chuyên nghiệp, nhưng thương lượng giá cả không được nên họ đi. Trước khi xảy ra việc mất trộm mai vàng, 2 thanh niên này lại đến nhưng cũng chỉ để ngắm vườn, hỏi bâng quơ, nên ông C. nghi ngờ đây là những kẻ đã thực hiện hành vi lấy cắp cây mai của mình nhưng lại không nhớ đặc điểm vì đeo khẩu trang, đội mũ che mặt.

Liều lĩnh hơn, có đối tượng trộm cắp còn manh động, sử dụng vũ khí nóng chống trả, đe dọa, uy hiếp người khác để thoát thân, có trường hợp kẻ trộm còn “cả gan” leo hàng rào cao, trèo theo cột điện, máng nước,… để đột nhập lấy cắp những giò phong lan, cây cảnh quý hiếm.

Nâng cao cảnh giác

Sau khi xảy ra việc mất cắp, đa số khổ chủ mới tính đến các biện pháp phòng ngừa kẻ gian như ông C. sau đó đã mua lưới thép về để nâng cao hàng rào quanh vườn mai của mình cũng như mua xích sắt, dây cáp để “khóa” kỹ các gốc mai, cây cảnh đẹp, có giá trị.

Anh T. thì gia cố lại phần lưới rào kẻ trộm “hụt” đã cắt, đồng thời rào thêm một lớp lưới B40 ở những nơi cho là “xung yếu” và thay đổi cả thiết kế hệ thống xối nước, đề phòng kẻ trộm làm thang leo lên giàn lan lần nữa.

Một biện pháp mà nhiều người chơi hoa, cây cảnh, chủ vườn thường áp dụng để chống trộm là lắp đặt các camera theo dõi ở những vị trí dễ quan sát, để nhanh chóng phát hiện kẻ gian. Câu chuyện của anh P. ở phường Trường An là khi một người đến hỏi mua mai tại vườn đã lợi dụng chủ vườn không để ý, bê chậu mai bonsai có giá trị cao ra xe ô tô rồi thản nhiên quay vào như chưa hề có chuyện gì. May mắn là sau khi phát hiện, chủ vườn đã tế nhị đóng cổng và trích xuất camera để vạch mặt kẻ gian.

Bên cạnh các biện pháp trên, thì các chủ vườn, người chăm sóc vườn hoa, cây cảnh cần nâng cao tinh thần cảnh giác với những trường hợp khả nghi, hạn chế để những người này có điều kiện nắm bắt các chi tiết về an ninh, an toàn của địa điểm, tập trung chú ý đến những loại hoa, cây cảnh có giá trị, trong khả năng có thể di chuyển,…

Đặc biệt hiện nay, các đối tượng còn lợi dụng các giao dịch trên mạng xã hội để trộm cắp hoa, cây cảnh có giá trị. Cần chú ý cẩn trọng khi giao dịch, trao đổi thông tin; quay phim, chụp ảnh, livestream địa điểm, mô tả chi tiết hoa, cây cảnh giá trị lên mạng xã hội...

Bài, ảnh: Hoài Nhân

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cảnh giác lừa đảo bằng hình thức hoạt động trại hè

Chỉ thời gian ngắn nữa là đến kỳ nghỉ hè của các em học sinh. Lợi dụng dịp này, các đối tượng xấu đã “tung chiêu” lừa đảo mới bằng hình thức “tổ chức” đăng ký các hoạt động trại hè. Lực lượng nghiệp vụ Công an tỉnh và công an các đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh lưu ý, các bậc phụ huynh cần nâng cao tinh thần cảnh giác, tránh bị lừa.

Cảnh giác lừa đảo bằng hình thức hoạt động trại hè
Người thanh niên đưa “Chậu Huế đắp tay” vươn tầm cả nước

Với suy nghĩ “Cây quý phải đứng trong chậu đẹp”, Hoàng Công Toàn (SN 1992, trú thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền) - một thanh niên sau khi tốt nghiệp ngành mỹ thuật và nhiều năm kinh doanh trong lĩnh vực cây cảnh nghệ thuật đã quyết tâm lập nghiệp bằng dự án “Chậu Huế đắp tay thủ công”.

Người thanh niên đưa “Chậu Huế đắp tay” vươn tầm cả nước
Đừng túng quẫn làm liều

Các đối tượng khai nhận, do nợ nần, túng quẫn nên dẫn đến làm liều đi trộm, cướp tài sản của người dân. Hành vi của các đối tượng khó tránh khỏi sự truy bắt của lực lượng chức năng.

Đừng túng quẫn làm liều
Cảnh giác với chiêu lừa đảo góp vốn qua mạng

Đầu năm 2024, lực lượng chức năng liên tục phát đi những thông tin cảnh báo đến mọi người dân trong tỉnh, cần nêu cao tinh thần cảnh giác với chiêu thức lừa đảo góp vốn làm ăn qua mạng của các đối tượng. Đây là chiêu thức không mới, nhưng vẫn có người “sập bẫy” với số tiền lên đến hàng tỷ đồng.

Cảnh giác với chiêu lừa đảo góp vốn qua mạng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top