ClockThứ Năm, 22/09/2016 22:13

Chính quyền địa phương luôn đồng hành cùng với doanh nghiệp dệt may

TTH - Chiều 22/9, tại KCN Phú Bài (Hương Thủy), Đoàn công tác của Tỉnh ủy do Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà dẫn đầu đã có buổi làm việc với các doanh nghiệp (DN) thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam đang hoạt động trên địa bàn tỉnh để nắm tình hình sản xuất kinh doanh và tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc của các DN.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu chỉ đạo khẩn trương tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp dệt may

Ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã nêu bật những kết quả đã đạt được của các DN; đồng thời cho biết: Hiện có 10 DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh; trong đó, có 3 đơn vị tập đoàn nắm giữ cổ phần chi phối (Công ty CP Sợi Phú Bài, Công ty CP Dệt may Huế và Nhà máy Sợi Phú Hưng). 9 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu của các DN đạt 126 triệu USD (dự kiến cả năm đạt 170 USD); tổng thu đạt 3.219 tỷ đồng (cả năm 4.380 tỷ đồng); nộp ngân sách Nhà nước đạt 54 tỷ đồng (cả năm 67 tỷ đồng). Các DN đã giải quyết công ăn việc làm cho gần 7.400 lao động trong tỉnh, với thu thu nhập bình quân 5,3 triệu đồng/người/tháng. Riêng các DN do tập đoàn chi phối tại tỉnh cũng đạt doanh thu 2.547 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, các DN trực thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam đang hoạt động trên địa bàn tỉnh vẫn còn những khó khăn, vướng mắc cần kiến nghị, đề xuất để tháo gỡ. Tỉnh cần quan tâm đến sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ; hỗ trợ lãi suất; miễn, giảm thuế đất, xây dựng hạ tầng để DN phát triển hơn nữa. Một số đề xuất còn liên quan đến sự cạnh tranh về nguồn lao động; nguồn điện, nước sinh hoạt, đào tạo đội ngũ công nhân.

Sản xuất hàng dệt may tại Công ty CP Dệt may Huế. Ảnh: Công ty CP Dệt may Huế

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà cho rằng: Quan điểm của tỉnh là muốn phát triển các DN dệt may tại KCN Phú Bài, vừa có lợi cho tỉnh, cho DN và người dân. Tuy nhiên, DN cũng cần chia sẻ những khó khăn với tỉnh. Những kiến nghị, đề xuất của DN tỉnh có thể tháo gỡ được để phát triển DN dệt may quy mô lớn hơn. Tỉnh và BQL Các khu Kinh tế - Công nghiệp tỉnh tập trung tháo gỡ khó khăn cho DN từng việc một. Tất nhiên phải bàn bạc, chia sẻ cùng có lợi, tiến hành tháo gỡ khó khăn để DN ổn định sản xuất, kinh doanh.

Kết luận buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu khẳng định, chính quyền địa phương luôn đồng hành cùng với DN. Những kiến nghị của DN sẽ được tập trung tháo gỡ. Bí thư tỉnh ủy cũng đã chỉ đạo các đơn vị liên quan cần giải quyết ngay để thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu tư mà Tập đoàn Dệt may Việt Nam là nhà đầu tư tiềm năng. Bí thư Tỉnh ủy cũng lưu ý, trong quá trình Thừa Thiên Huế đang thực hiện đề án hình thành trung tâm dệt may cũng rất cần sự hợp tác hiến kế của Tập đoàn dệt may Việt Nam để đạt hiệu quả cao nhất. BQL Các khu Kinh tế - Công nghiệp tỉnh cần chú ý những kiến nghị của tập đoàn, đó là phải chú trọng hơn nữa trong việc hoàn thiện hạ tầng ngoài hàng rào, kiếm soát giá thuê đất của các nhà đầu tư hạ tầng tại các KCN. Bên cạnh mở rộng phát triển quy mô của các DN tại tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu lưu ý thêm với tập đoàn là quá trình phát triển kinh doanh phải gắn với công tác xây dựng tổ chức Đảng trong DN và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội khác; thực hiện xây dựng chương trình nhà ở cho công nhân tạo quan hệ gắn kết giữa lao động và người sử dụng lao động.

Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Ngôi nhà 5.000 đồng”

Bằng việc huy động đóng góp của mỗi sinh viên chỉ 5.000 đồng và từ đó, “Ngôi nhà 5.000 đồng” đầu tiên đã được hình thành, giúp sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vững niềm tin với giấc mơ đại học của mình.

“Ngôi nhà 5 000 đồng”
Doanh nghiệp dệt may, da giày lo ngại vì giá đô la tăng cao

Căng thẳng Biển Đỏ chưa hạ nhiệt, những ngày qua, tỷ giá giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) tại các ngân hàng liên tục tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu lo ngại; trong đó, các doanh nghiệp dệt may, da giày cũng không ngoại lệ.

Doanh nghiệp dệt may, da giày lo ngại vì giá đô la tăng cao
Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh

Sau thời gian gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ cũng như yêu cầu xuất khẩu vào thị trường EU và một số thị trường khác phải đảm bảo “đơn hàng xanh”, năm 2024 các doanh nghiệp (DN) sản xuất hàng dệt may trên địa bàn tích cực đầu tư nhà xưởng, thay đổi chiến lược kinh doanh để đáp ứng các yêu cầu nên đã phục hồi trở lại và ổn định sản xuất kinh doanh.

Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh

TIN MỚI

Return to top