ClockThứ Ba, 04/10/2022 14:52

Cho con

TTH - Xem chương trình thời sự lúc 19 giờ trên VTV1 vừa qua, hình ảnh các cháu nhỏ vùng cao ngày đầu vào lớp 1 trường nội trú, bịn rịn rồi òa khóc nức nở khi mẹ ra về, tôi không cầm được nước mắt. Mới 6 tuổi, các cháu phải rời xa tổ ấm, không có cha mẹ bên mình hàng ngày với bao lạ lẫm của cuộc sống tự lập, thật thương cảm. Bước đường đến với con chữ của các cháu quá đỗi gian nan!

Chuyện của conĐể con tự lập

Chợt nhớ hồi con gái đầu lòng đang học tiểu học, năm lớp 3, lớp 4 gì đó được chọn đi thi học sinh giỏi ở huyện, tôi chở cháu ra thị trấn Tứ Hạ. Tới điểm thi, cháu và các bạn vào phòng, tôi cũng như các phụ huynh tìm chỗ tránh nắng, đứng chờ ngoài cổng. Tiếng trống báo hết giờ vang lên, con tôi chạy ùa ra sân, mắt hướng về phía cổng, nơi ban sáng tôi dừng xe, mặt có vẻ ngơ ngác, thất thần rồi cất tiếng gọi ba. Thấy thế, tôi vội giơ tay vẫy, cao giọng trả lời. Thỉnh thoảng, cảnh tượng ấy tái hiện đầy ám ảnh trong tôi. Có thể hồi bé tôi cũng trông cha ngóng mẹ, chờ đợi người thân như vậy, song có lẽ là theo bản năng nên chẳng lưu giữ lại chút nào trong ký ức, chỉ đến lúc làm cha mới ngộ ra, cảm nhận được.

Năm tháng dần trôi, con tôi giờ đã tốt nghiệp đại học, đang tìm việc. Mấy hôm nay, cháu ngỏ lời vào thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng tìm cơ hội, tôi chưa biết phải nói sao cho cháu hiểu những khó khăn, vất vả khi xa nhà, từ nơi ăn, chốn ở, đi lại, điều kiện làm việc, nhất là thân gái dặm trường. Thâm tâm không muốn cháu đi, dẫu biết rằng không thể giữ cháu mãi. Nghĩ tới một ngày nào đó mở mắt không thấy con, chẳng biết tôi sẽ thế nào.

Con đường học hành của con tôi hanh thông hơn các em nhỏ vùng cao, còn hành trình vào đời, kiếm công ăn việc làm phù hợp chắc cam go, gập ghềnh, khúc khuỷu tựa bàn chân cha mẹ các em lúc trèo đèo lội suối để lên nương, vào rẫy. Tuy nhiên, ánh mắt của con trên sân trường Tứ Hạ ngày nào là động lực giúp tôi tự tin vững bước đồng hành cùng con.

Hà Xuân Huỳnh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ

Sáng 15/4, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Lễ bàn giao di vật, kỷ vật của liệt sĩ cho thân nhân 2 gia đình liệt sĩ tại Thừa Thiên Huế.

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ
Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Không thể “nhỏ hơn”

Ngót nghét cả mấy năm nay nội tôi già ốm. Nội một mình ở quê nên cả nhà tôi thay nhau tối về chăm mệ. Nội vẫn đi lại được nhưng tuổi đã 85 nên biết đâu được “trái gió trở trời”, không thể lường hết mọi chuyện xảy ra ba tôi phải làm ngay lịch phân công để đêm nào cũng có người bên cạnh mệ. Lo ăn sáng cho nội, tôi mới phát hiện ở làng Dã Lê quê tôi nằm cạnh Quốc lộ 1A có một quán cháo gạo lứt cá kho tuyệt ngon. Không chỉ nội mà cha con tôi ăn quen nên ai cũng nghiện.

Không thể “nhỏ hơn”
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng
Return to top