ClockThứ Hai, 05/03/2012 20:58

“Chợ quê ngày hội” tiếp tục được đổi mới

Kỳ Festival này, “Chợ quê ngày hội” diễn ra từ ngày 8 đến hết ngày 11/4. Điểm nhấn đầu tiên là thị xã Hương Thuỷ đã được phép của Bộ Thông tin Truyền thông và UBND tỉnh về việc kết hợp tổ chức lễ phát hành đặc biệt bộ tem bưu chính “Cầu mái ngói”. Thay vì được phát hành ngày 1/8/2012 như kế hoạch ban đầu, bộ tem “Cầu mái ngói” sẽ được phát hành đặc biệt tại Thuỷ Thanh, liền sau đó là lễ khai mạc “Chợ quê ngày hội”. “Cầu mái ngói” gồm 3 mẫu tem giới thiệu về hình ảnh của 3 chiếc cầu ngói ở 3 địa phương. Đó là cầu ngói Kim Sơn (Ninh Bình), cầu ngói Chùa Thầy (Hà Nội) và cầu ngói Thanh Toàn (Thừa Thiên Huế). Sau lễ ra mắt và phát hành, trong không gian của “Chợ quê ngày hội”, thành viên của các CLB tem gần xa sẽ giao lưu, trao đổi niềm vui về tem, đây là hoạt động rất đặc biệt và cũng là vinh dự cho Thuỷ Thanh trong dịp này.

Cả trẻ con lẫn người lớn thích thú có cơ hội tiếp cận với các loại hình sinh hoạt của người xưa tại Chợ quê ngày hội. Ảnh:Diên Thống

Cũng như các kỳ Festival trước, “Chợ quê ngày hội” sẽ được bắt đầu với lễ cung nghinh hương linh bà Trần Thị Đạo - người đã có công xây dựng cầu ngói Thanh Toàn - từ nhà thờ họ Trần ra cầu ngói. Tiếp đó là hoạt cảnh đi chợ quê; đua ghe truyền thống giữa các địa phương trong thị xã; tham quan các di tích văn hoá lịch sử trên địa bàn như nhà thờ họ tộc, phủ đệ, đình làng; tham quan nhà trưng bày nông cụ; lễ cúng và viếng các anh hùng liệt sĩ; tham quan và dự các hội thi, như: chằm nón, làng vui chơi làng ca hát và các trò chơi dân gian; thưởng thức các món ăn truyền thống, đậm chất quê được làm từ nguyên vật liệu trong vùng hoặc các vùng lân cận... Rút kinh nghiệm từ chương trình lễ hội của các kỳ Festival trước, Ban Tổ chức của “Chợ quê ngày hội” kỳ này đã và đang nỗ lực để “Chợ quê ngày hội” không chỉ tạo được ấn tượng trong những diễn ra lễ hội, mà sẽ còn là địa chỉ du lịch đáng lưu ý của du khách trong những tháng ngày về sau. “Chúng tôi sẽ tổ chức lại nhà trưng bày nông cụ theo quá trình phát triển của nền văn minh lúa nước. Hay gần gũi hơn là bố trí các nông cụ theo thứ tự của các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, khác với những năm trước, chúng tôi sẽ kết hợp thuyết minh khi tổ chức trình diễn các hoạt động sản xuất nông nghiệp trong không gian lễ hội. Điều này không chỉ thể hiện đầy đủ ý nghĩa vẻ đẹp đồng quê của những hoạt động này mà còn có thể giúp du khách hiểu được các thao tác trình diễn”, ông Lê Văn Chung – Phó Chủ tịch UBND thị xã Hương Thuỷ cho biết.

Thủy Thanh là vùng đất giàu truyền thống văn hoá lịch sử trên đất Hương Thuỷ. Người dân vùng chiêm trũng này bao đời nay vẫn tự hào về xứ sở có nhiều di tích lịch sử - cách mạng đứng chân. Ấy là những đình làng, miếu mạo, nhà thờ - nơi thờ các vị khai canh, khai khẩn và thờ Thành Hoàng của làng. “Khi du khách về với Thuỷ Thanh, ngoài cầu ngói Thanh Toàn, chúng tôi còn muốn giới thiệu thêm với du khách về các di tích văn hoá, lịch sử của làng, như đình làng Vân Thê, Phủ thờ Tôn Thất Thuyết và một số nhà thờ họ, phái. Lực lượng đoàn viên thanh niên sẽ giúp Ban Tổ chức thực hiện việc này, như dẫn khách đến các điểm tham quan và giới thiệu về truyền thống văn hoá của các điểm di tích... chẳng hạn”, ông Chung nói thêm. 

Đến thời điểm này, mọi công việc chuẩn bị cho “Chợ quê ngày hội” đã được thị xã Hương Thuỷ lên kế hoạch để thực hiện cụ thể. Ngay từ những ngày cuối năm 2011, chính quyền xã Thuỷ Thanh cũng đã triển khai việc trồng cây xanh, cây cảnh ở những khu vực sẽ diễn ra lễ hội. Phấn khởi nhất, diện mạo của Thuỷ Thanh hôm nay cũng đang được thay da đổi thịt mỗi ngày, với hệ thống kết cấu hạ tầng ngày càng khang trang, sạch đẹp hơn với điện chiếu sáng, đường rộng mở... Đó là thành quả thấy rõ của một xã điểm về xây dựng nông thôn mới của thị xã Hương Thuỷ. Trong đó, Thuỷ Thanh quyết tâm tập trung mọi nguồn lực để phát triển các ngành nghề về dịch vụ du lịch. “Tổ chức “Chợ quê ngày hội” thành công là nhiệm vụ trọng tâm trong quý 1-2012 và đã được Ban Thường vụ Thị uỷ đưa vào chương trình hành động. Hiện nay, Hương Thủy đang rà soát chi tiết chương trình kế hoạch để sớm trình lên Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Festival để được bố trí phù hợp trong chương trình chung của cả tỉnh”, ông Lê Văn Chung cho biết.

Năm nay, Festival Huế 2012 được tổ chức sớm hơn thường lệ, khai mạc tối 7/4. Về với “Chợ quê ngày hội” dịp này, chắc chắn du khách sẽ bị hấp dẫn bởi những đồng lúa mênh mông của bà con Thuỷ Thanh, Thuỷ Phương và Thuỷ Châu. Mùa này, lúa đã no sữa, chín vàng. Đồng quê Thuỷ Thanh với rất nhiều hoạt động trong “Chợ quê ngày hội” sôi nổi, gần gũi đã sẵn sàng đón du khách vào mùa lễ hội mới.

Đồng Văn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Festival Huế đã trở thành thương hiệu

Festival Huế 2018 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, Huế 1 điểm đến 5 di sản” diễn ra từ ngày 27/4 đến 2/5, là nơi văn hóa trên khắp thế giới hội tụ và giao thoa. Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2018.

Festival Huế đã trở thành thương hiệu
Tính cộng đồng được phát huy tối đa

Sau sáu ngày đêm sôi động, với hàng trăm chương trình, lễ hội, suất diễn, Festival Huế lần thứ 10 - năm 2018 đã thành công, tiếp tục khẳng định thương hiệu một lễ hội hàng đầu. Báo Thừa Thiên Huế Cuối tuần có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Tiến Đạt, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Festival Huế, Phó Trưởng ban Thường trực, Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2018.

Tính cộng đồng được phát huy tối đa
Gắn kết bằng “cầu nối” văn hóa

Điều mà Festival Huế đã làm được như nhiều Đại sứ quán đánh giá, là tạo sự gắn kết giữa người dân với nhau thông qua “cầu nối” văn hóa.

Gắn kết bằng “cầu nối” văn hóa
Hơn 220.000 lượt du khách tham gia “Chợ quê ngày hội”

Lễ hội “Chợ quê ngày hội” Festival Huế 2018 chính thức bế mạc vào tối ngày 2/5 với chương trình nghệ thuật đặc sắc. Theo ban tổ chức, trong 5 ngày diễn ra, lễ hội đã thu hút hơn 220.000 lượt du khách, trong đó có hơn 12.000 lượt khách quốc tế.

Hơn 220 000 lượt du khách tham gia “Chợ quê ngày hội”
Giới thiệu sách "Tù chính trị câu lưu Côn Đảo, từ thực tiễn nhìn lại"

Sáng 2/5, Cơ quan đại diện Nhà xuất bản Quân đội nhân dân tại Đà Nẵng kết hợp với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức lễ giới thiệu sách “Tù chính trị câu lưu Côn Đảo (1957 – 1975) – Từ thực tiễn nhìn lại”. Hoạt động diễn ra tại hội trường Đại Học Huế nằm trong nội dung của Festival Huế 2018, nhằm quảng bá văn hóa đọc, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng cho các thế hệ học tập, noi theo.

Giới thiệu sách Tù chính trị câu lưu Côn Đảo, từ thực tiễn nhìn lại
Return to top