ClockThứ Hai, 02/05/2022 08:38

Chuyển đổi số: Không thể không làm, ngoài cuộc

TTH - Tại Thừa Thiên Huế, chuyển đổi số (CĐS) trong hoạt động của nhiều đơn vị, doanh nghiệp (DN), địa phương không chỉ được xem như một giải pháp để thích ứng với tình hình thực tế mà còn là hướng phát triển mới, phù hợp với xu thế hiện nay.

Chuyển đổi số phải có trọng tâm, trọng điểmHỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sảnPhổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia

Ký kết hợp tác về công nghệ thông tin - viễn thông, hợp tác hỗ trợ chuyển đổi số giữa UBND tỉnh và Tập đoàn VNPT

Thay đổi để thích nghi

Thời gian qua, ở Thừa Thiên Huế, các sở, ngành liên quan đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), từng bước CĐS trên từng lĩnh vực nhằm tạo thuận lợi cho người dân.

Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Lê Anh Tuấn cho hay, CĐS là chuyển đổi và thay đổi phương thức điều hành, hiện đại hóa quy trình công việc bằng CNTT để giảm bớt các thủ tục, chi phí. Sở đã ban hành kế hoạch CĐS về “Ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành GTVT đến 2025, định hướng đến 2030”. Từ đó, hướng đến mục tiêu đầu tư hiện đại hóa ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý, điều hành ngành GTVT phù hợp với xu thế CĐS của Chính phủ và xây dựng nền kinh tế số; tập trung vào lĩnh vực đường bộ nhằm mục tiêu bảo đảm thông suốt, an toàn, hiệu quả và bảo vệ môi trường cho tất cả các phương thức vận tải.

Đến nay, việc quản lý bến bãi, thi sát hạch lái xe, đăng kiểm phương tiện được đẩy mạnh thông qua hệ thống lắp đặt camera ghi lại hình ảnh để có cơ sở điều hành, quản lý, giám sát. Ví như tại bến xe phía nam, bắc TP. Huế đã lắp đặt hệ thống camera, giúp quản lý theo dõi tình hình hoạt động toàn bến. Những vụ việc gây mất an ninh trật tự, ách tắc giao thông, phá vỡ biểu đồ hoạt động trong bến đều được lãnh đạo chủ động phối hợp giám sát, giải quyết kịp thời.

Bên cạnh đó, việc quản lý hình ảnh từ camera giao thông được Công an tỉnh triển khai, kết nối vào phần mềm Hue-S, qua đó, mỗi năm, lực lượng chức năng đã phát hiện gần 3.000 trường hợp vi phạm: xử lý trực tiếp và gửi thông báo trên 50% số vụ được phát hiện, góp phần ngăn chặn vi phạm, hạn chế tai nạn giao thông có thể xảy ra.

Doanh nghiệp quan tâm đến ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số hóa trong sản xuất, kinh doanh

Trên hành trình CĐS, với ngành bảo hiểm xã hội (BHXH), trước đây, cán bộ ngành và đại lý thu thường đến tận địa phương, từng thôn, làng, hộ gia đình để tuyên truyền, vận động người dân tham gia. Tuy nhiên, từ khi dịch COVID-19 bùng phát, BHXH đã linh hoạt, thích ứng bằng việc tuyên truyền qua hình thức online như mạng xã hội, zalo, hệ thống truyền thanh, truyền hình… Các thủ tục hành chính, hồ sơ, chi trả chế độ hỗ trợ cho người tham gia bảo hiểm cũng được giải quyết qua hình thức số hóa.

Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh - Nguyễn Tân thông tin, với tinh thần “dừng đến trường chứ không dừng việc học”, CĐS đã hỗ trợ đắc lực cho việc dạy học trong giai đoạn chống dịch. Chúng tôi coi đây là “cú hích” để thay đổi tư duy quản lý, phát huy sự sáng tạo, linh hoạt thay đổi phương thức dạy học từ trực tiếp sang trực tuyến, vừa đảm bảo truyền đạt kiến thức cho học sinh vừa an toàn trong phòng, chống dịch.

Chủ động ứng dụng công nghệ, thời gian qua, Công ty Anh Đào đã quen với việc sử dụng phần mềm khai báo thuế, phần mềm kế toán, chữ ký số… mang lại nhiều tiện ích trong hoạt động. Do ảnh hưởng dịch bệnh, hoạt động kinh doanh bị thu hẹp, công ty nhanh chóng có giải pháp thích ứng, đẩy mạnh hình thức bán hàng trực tuyến để tiêu thụ sản phẩm.

Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh - Dương Tuấn Anh cho biết: Nhiều DN trên địa bàn tỉnh đã chuyển đổi sản xuất kinh doanh theo hướng số hóa để thích ứng với thực tế và nâng cao năng lực cạnh tranh, đứng vững trên thị trường, gia tăng lợi nhuận cũng như cơ hội tiếp cận với khách hàng trong và ngoài nước.

Xu thế tất yếu

Thời gian qua, hoạt động CĐS tại Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định. Các chủ trương, thể chế, chính sách về CĐS là tương đối đầy đủ. Các văn bản pháp lý cơ bản đã được ban hành. Các ứng dụng công nghệ số được xây dựng; các cơ quan, DN, người dân đã tích cực sử dụng và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong mọi mặt đời sống, kinh tế - xã hội (KT-XH), nhất là dịch vụ công trực tuyến. 

Học trực tuyến trong giai đoạn phòng, chống dịch

Là một trong những địa phương sớm ban hành Chương trình CĐS và triển khai mạnh mẽ, Thừa Thiên Huế đã phê duyệt Chương trình CĐS tỉnh đến 2025, định hướng đến 2030, tỉnh sẽ hoàn thiện mô hình Chính quyền số, xã hội số. Đô thị thông minh trở thành mô hình phổ biến trong điều hành, vận hành hệ thống quản lý Nhà nước và xã hội; kinh tế số trở thành phương thức cốt lõi nhằm thúc đẩy phát triển KT-XH.

Ngày 23/3, UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 12 về CĐS tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2025, định hướng đến 2030 với mục tiêu tổng quát là hoàn chỉnh mô hình Chính quyền số đến 2025, hình thành xã hội số và phát triển kinh tế số làm động lực phát triển KT-XH của tỉnh trong giai đoạn tới: phát triển Chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động; phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ nhiều lần khẳng định: CĐS không còn dừng ở lựa chọn mà là bắt buộc mỗi khi nói về quá trình CĐS với các sở, ngành, đơn vị, DN. Theo ông Phan Ngọc Thọ, CĐS là xu thế tất yếu, tác động mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với mỗi quốc gia, tổ chức và cá nhân.

“Tỉnh Thừa Thiên Huế chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh CĐS. CĐS để xây dựng Chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số, phục vụ tốt hơn các nhu cầu của DN, người dân là mục tiêu mà tỉnh đề ra”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy nói.

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông - Nguyễn Xuân Sơn chia sẻ: Nhằm cụ thể hóa các mục tiêu đề ra, Thừa Thiên Huế đẩy mạnh ứng dụng CNTT ở tất cả các ngành, lĩnh vực. Nhiều ứng dụng công nghệ mới, thông minh đã được triển khai thành công. Thừa Thiên Huế tích cực triển khai Chính quyền điện tử, Thành phố thông minh. Đến nay, Hue-S là ứng dụng duy nhất trên nền tảng di động, được tích hợp toàn diện. Ứng dụng được kết nối đồng bộ với Cổng thông tin dịch vụ đô thị thông minh.

“Chúng ta đã đạt được những kết quả nhất định về CĐS, như xếp vị trí thứ hai về CĐS cấp tỉnh ở cả 3 trụ cột Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số; đứng thứ 2 về chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT… Những nỗ lực đẩy mạnh CĐS vào mọi mặt đời sống KT-XH không chỉ tạo nên sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư đến với tỉnh mà còn tác động tích cực, lan tỏa đến mỗi người dân nhờ thấy được những lợi ích cụ thể mang lại”, ông Nguyễn Xuân Sơn bày tỏ.

Bài, ảnh: LIÊN MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số

Đó là một trong những nội dung thu hút nhiều thảo luận tại Hội nghị “Khoa học cố đô mở rộng về Chuyển đổi số trong y học” diễn ra chiều 28/3. Hoạt động được Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức.

Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số
Triển khai Đề án 06 gắn với quá trình chuyển đổi số của địa phương

“Năm 2024 là năm tăng tốc để hoàn thành các nhiệm vụ của Đề án 06 và đột phá trong công tác chuyển đổi số (CĐS), do vậy, các sở, ngành, địa phương​ cần bám sát các kế hoạch của tỉnh, tập trung chỉ đạo, triển khai nghiêm túc, hoàn thành các nhiệm vụ được giao”. UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh tại Hội nghị sơ kết 2 năm triển khai Đề án 06 và giao ban Ban chỉ đạo Chuyển đổi số (CĐS) tỉnh diễn ra ngày 26/3.

Triển khai Đề án 06 gắn với quá trình chuyển đổi số của địa phương

TIN MỚI

Return to top