ClockChủ Nhật, 04/12/2022 10:12

Còn hơn 1.700 tỷ đồng các dự án ODA giao thông cần giải ngân trong năm 2022

Theo lãnh đạo Vụ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải, tính đến hết tháng 11/2022, các dự án ODA của ngành giao thông đã giải ngân 3.709 tỷ đồng đạt 68,2% kế hoạch.

Đề xuất 5 nhóm giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư côngĐẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022Giải ngân vốn đầu tư công mới được trên 51% kế hoạchTháo gỡ những điểm nghẽn, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

Xe máy, thiết bị thực hiện khởi công Dự án thành phần 1A của đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch giai đoạn 1 thuộc Đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh (gọi tắt là Dự án), ngày 24/9/2022

Còn lại chưa giải ngân khoảng 1.731 tỷ đồng; trong đó tập trung ở 8 dự án cần giải ngân lớn (khoảng hơn 1.300 tỷ đồng).

Cụ thể, hai dự án do Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận quản lý gồm: dự án đường Vành đai 3 Tp. Hồ Chí Minh đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch cần giải ngân thêm 350 tỷ đồng; Dự án tuyến nối Quốc lộ 91 - tránh Long Xuyên phải giải ngân 92 tỷ đồng.

Hai dự án do Ban Quản lý dự án 2 làm chủ đầu tư, gồm: Dự án kết nối giao thông phía Bắc phải giải ngân 211 tỷ đồng; Dự án kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên phải giải ngân 92 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông do Ban  Quản  lý dự án đường sắt quản lý cũng còn phải giải ngân khoảng 98 tỷ đồng; Dự án WB6 kênh nối Đáy - Ninh Cơ do Ban Quản lý các dự án đường thủy quản lý phải giải ngân 92 tỷ đồng.

Đáng chú ý, tính đến hết tháng 11/2022, dự án WB6 - Kênh nối Đáy - Ninh Cơ là một trong những dự án có tiến độ giải ngân tương đối chậm. Lũy kế giải ngân đến hết tháng 11/2022 mới đạt hơn là 346 tỷ đồng đạt 85,5% kế hoạch, chậm khoảng 14,5% (xấp xỉ 59 tỷ đồng). Nguyên nhân chủ yếu do tiến độ thi công chậm khoảng 10% so với kế hoạch (sản lượng lũy kế đạt 63%).

Trước tình trạng trên, Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu Ban Quản lý các dự án Đường thủy chỉ đạo các nhà thầu tăng mũi thi công, có giải pháp điều chuyển khối lượng, bổ sung, thay thế nhà thầu thi công nếu không đáp ứng tiến độ.

Đối với dự án Tân Vạn - Nhơn Trạch, lũy kế giải ngân đến hết tháng 11/2022 là gần 297 tỷ đồng (đạt 45,9% kế hoạch), chậm khoảng 54,1% (350 tỷ đồng) do thủ tục lựa chọn nhà thầu liên quan đến Nhà tài trợ EDCF (Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc) kéo dài…

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần nguồn vốn xây kè ứng phó sạt lở biển

Nhằm ứng phó với tình trạng sạt lở biển về lâu dài, UBND tỉnh yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, các địa phương kiểm tra, khảo sát đề xuất phương án xử lý chống sạt lở và lập chủ trương đầu tư dự án kè chống sạt lở bờ biển khẩn cấp, nhằm từng bước đầu tư khi có nguồn vốn.

Cần nguồn vốn xây kè ứng phó sạt lở biển
"Bà đỡ "từ nguồn vốn giải quyết việc làm

Nguồn vốn vay giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã góp phần giúp cho hàng ngàn lượt lao động trên địa bàn thành phố Huế có thêm cơ hội việc làm, mở rộng sản xuất, phát triển kinh doanh.

Bà đỡ từ nguồn vốn giải quyết việc làm
Đầu tư công thúc đẩy tăng trưởng GDP

Từ tháng 10/2023, dự báo của Chính phủ mức tăng trưởng GDP năm nay vào khoảng 5%, tuy không đạt kế hoạch đề ra nhưng vẫn được đánh giá đó là mức tăng trưởng khá cao so với khu vực.

Đầu tư công thúc đẩy tăng trưởng GDP
Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ thực hiện 8 cuộc thanh tra về đầu tư công

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong tổng số 42 cuộc thanh tra, kiểm tra vừa được Bộ này ban hành kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong năm 2024 sẽ có 8 cuộc thanh tra việc chấp hành pháp luật về đầu tư công giai đoạn 2021 - 2023 và thời kỳ trước, sau có liên quan; việc chấp hành pháp luật về đầu tư giai đoạn 2020 - 2023 tại 8 tỉnh: Ninh Bình, Lào Cai, An Giang, Đắk Lắk, Gia Lai, Bắc Ninh, Hà Giang và Nam Định.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ thực hiện 8 cuộc thanh tra về đầu tư công

TIN MỚI

Return to top