ClockThứ Năm, 10/04/2014 05:34

Công chúng và nghệ sĩ hài lòng là tiêu chí đánh giá thành công của festival

Với tôi, sự chuyển giao công nghệ tổ chức Festival Huế thời kỳ đầu rất thành công và đến nay, các bạn đã tự chủ và có thể đứng vững trên đôi chân của mình. Tôi xem những người bạn ở trung tâm Festival Huế như là người trong gia đình. 15 năm qua, tôi đã gắn bó, sẻ chia đồng thời cũng học hỏi được nhiều điều từ họ.
Từng tổ chức Festival ở 50 quốc gia, điều gì khiến ông thích nhất ở Festival Huế?
Huế có những lợi thế mà không nơi nào có (người Việt hay gọi là “thiên thời, địa lợi”)… phù hợp tổ chức những lễ hội quy mô, tầm cỡ. Huế mang trong mình hai di sản văn hóa, để lại nhiều dấu ấn cho du khách khi đến với vùng đất này. Thành phố mình thơ mộng và đẹp nữa… Điều tôi thích nhất ở Festival Huế - nét đặc trưng riêng có là sự hội tụ giữa nghệ thuật truyền thống và nghệ thuật đương đại.
Lễ hội thì không thể tránh được kẻ khen, người chê. Dưới cái nhìn của một đạo diễn nhiều kinh nghiệm, ông nghĩ tiêu chí nào là thước đo để đánh giá thành công của một festival?
Tôi đã tiếp xúc với báo chí và bạn bè khắp nơi, họ đã từng đề cập đến vấn đề này. Nhắc đến festival, người ta thường quan tâm yếu tố nghệ thuật và công nghệ tổ chức. Một festival thành công phải có những chương trình độc đáo, hấp dẫn; công chúng được cung cấp thông tin đầy đủ, khán giả nắm rõ chương trình và biết đâu là điểm thu hút họ... Chương trình nghệ thuật đặc sắc, sự hài lòng của công chúng và nghệ sĩ tham gia là tiêu chí đánh giá thành công của festival.
Công chúng khiến những người làm Festival Huế luôn chịu áp lực giữa quy mô và chất lượng. Theo ông thì Festival Huế nên định lượng, định tính như thế nào để giữ được bản sắc riêng?
Đây là một vấn đề đáng suy nghĩ. Những lúc làm việc với các cấp lãnh đạo, các thành viên của ban tổ chức, tôi cũng nêu quan điểm cá nhân để cùng trao đổi, chia sẻ. Đó là chúng ta luôn hướng đến chất lượng. Chương trình có thể ít hơn nhưng chất lượng ngày càng nâng cao hơn.
Tại các kỳ Festival Huế 2000, 2002, Philippe Bouler tham gia với vai trò là Giám đốc sản xuất chương trình do chính phủ Pháp, Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam đề cử hỗ trợ và chuyển giao công nghệ tổ chức Festival Pháp cho tỉnh Thừa Thiên Huế. Festival Huế 2006, 2008, 2010, 2012 ông là chuyên gia nghệ thuật trong dự án nâng cao năng lực cho cán bộ văn phòng Festival Huế và là điều phối viên nghệ thuật cho các đoàn nghệ thuật vùng Nord-Pas de Calais và vùng Poitou-Charentes tham gia Festival Huế. Ghi nhận những đóng góp của ông, UBND Tỉnh đã trao bằng khen và huy hiệu “Người tốt việc tốt” cho nghệ sĩ, đạo diễn Phillippe Bouler.
Festival Huế muốn hấp dẫn khán giả cần kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa hai loại hình nghệ thuật: nghệ thuật truyền thống Huế (Việt Nam) và nghệ thuật đương đại của các đoàn quốc tế. Bên cạnh đó, cần khuyến khích các đoàn nghệ thuật đương đại sáng tạo những chương trình mới lạ.
Để xây dựng một thành phố festival đặc thù, Huế cần làm gì ngoài việc tổ chức các kỳ festival như hiện nay? 
Theo tôi, Huế không chỉ tổ chức các festival theo năm chẵn và năm lẽ, những ngày còn lại “yên lặng” thì rất uổng phí. Tôi nghĩ, Huế nên định hướng để nơi đây trở thành một trung tâm sáng tạo nghệ thuật mang tính quốc tế, đón nhận các nghệ sĩ trong, ngoài nước sáng tạo, biểu diễn trong những thời điểm không diễn ra festival. Sau các chương trình lễ hội, TP Huế cần tổ chức những hoạt động nghệ thuật xen kẽ, duy trì các hoạt động văn hóa, có thể quy mô nhỏ nhưng thường xuyên hơn để nơi đây luôn là không gian sống động, hấp dẫn!
Xin cảm ơn ông!
L.Tuệ - T.Ân (thực hiện)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Festival Huế đã trở thành thương hiệu

Festival Huế 2018 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, Huế 1 điểm đến 5 di sản” diễn ra từ ngày 27/4 đến 2/5, là nơi văn hóa trên khắp thế giới hội tụ và giao thoa. Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2018.

Festival Huế đã trở thành thương hiệu
Tính cộng đồng được phát huy tối đa

Sau sáu ngày đêm sôi động, với hàng trăm chương trình, lễ hội, suất diễn, Festival Huế lần thứ 10 - năm 2018 đã thành công, tiếp tục khẳng định thương hiệu một lễ hội hàng đầu. Báo Thừa Thiên Huế Cuối tuần có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Tiến Đạt, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Festival Huế, Phó Trưởng ban Thường trực, Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2018.

Tính cộng đồng được phát huy tối đa
Gắn kết bằng “cầu nối” văn hóa

Điều mà Festival Huế đã làm được như nhiều Đại sứ quán đánh giá, là tạo sự gắn kết giữa người dân với nhau thông qua “cầu nối” văn hóa.

Gắn kết bằng “cầu nối” văn hóa
Hơn 220.000 lượt du khách tham gia “Chợ quê ngày hội”

Lễ hội “Chợ quê ngày hội” Festival Huế 2018 chính thức bế mạc vào tối ngày 2/5 với chương trình nghệ thuật đặc sắc. Theo ban tổ chức, trong 5 ngày diễn ra, lễ hội đã thu hút hơn 220.000 lượt du khách, trong đó có hơn 12.000 lượt khách quốc tế.

Hơn 220 000 lượt du khách tham gia “Chợ quê ngày hội”
Giới thiệu sách "Tù chính trị câu lưu Côn Đảo, từ thực tiễn nhìn lại"

Sáng 2/5, Cơ quan đại diện Nhà xuất bản Quân đội nhân dân tại Đà Nẵng kết hợp với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức lễ giới thiệu sách “Tù chính trị câu lưu Côn Đảo (1957 – 1975) – Từ thực tiễn nhìn lại”. Hoạt động diễn ra tại hội trường Đại Học Huế nằm trong nội dung của Festival Huế 2018, nhằm quảng bá văn hóa đọc, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng cho các thế hệ học tập, noi theo.

Giới thiệu sách Tù chính trị câu lưu Côn Đảo, từ thực tiễn nhìn lại
Return to top