ClockThứ Hai, 10/09/2012 05:36

Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đang “cầu cứu”

TTH - Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai nổi tiếng bởi hệ thực vật phong phú và hàng trăm loại thuỷ hải sản có giá trị. Những năm trở lại đây, một số loài sinh vật đang có nguy cơ tuyệt chủng do môi trường bị ô nhiễm và nhiều hình thức khai thác thuỷ sản có tính hủy diệt.

Đầm phá Tam Giang- Cầu Hai (TG-CH) là một trong những vùng đầm phá nước lợ lớn nhất Đông Nam Á, với chiều dài 70 km, rộng khoảng 22 ngàn ha mặt nước. Phía nam giáp với cửa biển Tư Hiền, huyện Phú Lộc, tây giáp với biển Thuận An, huyện Phú Vang. Hệ đầm phá TG-CH còn là nơi sinh sống của 14 bộ cá và 21 loài thuộc 7 họ tôm, cua, với nguồn lợi thuỷ sản đánh bắt, khai thác hàng năm trên 3 ngàn tấn… Đầm phá TG-CH có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển nuôi trồng thuỷ sản, giao thông và du lịch. 

Ngư dân dùng hóa chất để giặt lừ là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước đầm phá

Nguy cơ

Hiện tượng bồi lấp, sạt lở các cửa biển làm ngập lụt đầm phá TG-CH, gây ách tắc giao thông đường thuỷ và ngọt hoá nguồn nước đầm phá là nguyên nhân chủ yếu làm cho nguồn nước của vùng đầm phá bị ô nhiễm… Sau trận lũ lịch sử năm 1999, cửa Hoà Duân (Phú Vang) mở ra và bị xói lở. Năm 2000-2001, ở thôn Phú An, xã Vinh Hiền (Phú Lộc) sạt lở xảy ra với chiều dài 440m, bồi tụ 3 ha; đoạn qua lạch cửa Tư Hiền cũng bị sạt lở với diện tích 0,5 ha, tốc độ xói trung bình 25m/năm. Tại khu vực cửa Lộc Thuỷ (Phú Lộc) đang có xu hướng bồi tụ mạnh và có khả năng bồi lấp hoàn toàn. 

Nuôi trồng thuỷ sản cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường ở vùng đầm phá TG-CH. Phần lớn người nuôi thường sử dụng thức ăn nhân tạo với liều lượng trên một đơn vị diện tích không phù hợp. Sự phát triển diện tích nuôi một cách ồ ạt cũng là nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên. Nếu năm 2000, diện tích nuôi trồng thủy sản của toàn tỉnh là 2.000 ha, thì đến nay tăng lên 5.000 ha. Điều này, làm cho nguồn nước nghèo chất dinh dưỡng và độ mặn, nhạt cũng bị thay đổi đột ngột.

Ông Phạm Văn Lợi, Chi hội trưởng, Chi hội Nghề cá Lộc Bình 1 cho biết: “Trước đây, ngư dân giặt lừ bằng tay nhưng giờ đây họ dùng hóa chất ngâm lừ khoảng vài tiếng sau đó dùng máy bơm nước lên để giặt. Thế là, bao nhiêu hóa chất trôi ra đầm phá. Chi hội khuyến cáo bà con nhưng không mang lại hiệu quả, bởi không có chế tài gì để buộc họ cấm sử dụng”. 

Theo cơ quan chức năng, mỗi hộ dân làm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, mỗi vụ ít nhất họ sử dụng từ 1-5 chai thuốc trừ sâu, diệt cỏ, với liều lượng mỗi chai từ 100-500ml. Hàng năm, lượng thuốc sâu còn lại trong các đồng ruộng thải ra các dòng sông, đầm phá không nhỏ. Anh Nguyễn Minh Đức, Chi cục trưởng, Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh khẳng định: “Bà con trồng khoai, sắn, ngô, lúa đã sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, khi trời mưa trôi xuống sông rồi ra phá... dẫn đến môi trường nước ô nhiễm”. 

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

Tình trạng ô nhiễm môi trường ở vùng đầm phá TG-CH không chỉ làm giảm sản lượng thuỷ, hải sản đánh bắt, khai thác hàng năm mà còn làm một số loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng. Một số người dân ở vùng đầm phá cho biết, hiện nguồn cá tự nhiên rất khan hiếm. Mọi năm khi vào vụ nuôi, ngư dân thường bắt cá dìa giống tự nhiên để nuôi, nhưng năm nay, phải chuyển sang nuôi các đối tượng khác vì cá dìa giống hiện còn không đáng kể.

Anh Nguyễn Thanh Hải, Chi cục phó Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh cho biết: “Nhằm góp phần cải thiện môi trường vùng đầm phá, đơn vị thường xuyên tổ chức các đợt tuần tra ven biển và đầm phá, ngăn chặn các đối tượng sử dụng phương tiện huỷ diệt trong khai thác thuỷ sản. Do lực lượng mỏng, việc tuần tra trên đầm phá TG-CH không thực hiện thường xuyên dẫn đến việc kiểm tra, xử lý các đối tượng vi phạm gặp nhiều khó khăn”.

Bên cạnh đó, Dự án Imola thường xuyên phối hợp với các địa phương ven biển và đầm phá, như: Quảng Công, Quảng Phước (Quảng Điền); Hải Dương, Hương Phong (Hương Trà); Vinh Phú, Phú Xuân (Phú Vang)... mở các lớp tập huấn giúp người dân nâng cao ý thức về quản lý đầm phá theo hướng bền vững; đồng thời, phối hợp với chính quyền các cấp, hỗ trợ kinh phí giúp người dân khôi phục sản xuất, cải thiện sinh kế. Những giải pháp trên chỉ mang tính tạm thời, về lâu dài cần sớm thực hiện các giải pháp quản lý và kiểm soát chất lượng nguồn nước, đồng thời, có chế tài xử phạt đối với các hộ dân cố tình gây ô nhiễm môi trường vùng đầm phá. 

Bài, ảnh: Minh Hằng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm có giá trị cao từ cây Atiso

Ngày 22/3, Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội thảo khoa học về dự án nghiên cứu khoa học cấp tỉnh "Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có giá trị cao từ cây Atiso đỏ tại Phong Điền". Dự án do PGS.TS Nguyễn Văn Toản, giảng viên Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế làm chủ nhiệm.

Liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm có giá trị cao từ cây Atiso
Tắt sóng 2G: Chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng

Theo lộ trình của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), đến tháng 9/2024 sẽ tắt sóng 2G trên phạm vi toàn quốc, tiến tới tắt sóng 3G những năm sau đó. Để không có người dân, khách hàng nào bị bỏ lại phía sau, cơ quan chức năng cùng các nhà mạng đã chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng.

Tắt sóng 2G Chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng
Return to top