ClockThứ Hai, 30/04/2018 22:13

Đắm say cùng điệu múa xứ sở Bạch Dương

TTH.VN - Công chúng Huế và du khách đã có một đêm cảm xúc trước sự biểu diễn của những chàng trai, cô gái đến từ đoàn múa dân gian Sibirskye Uzory (Nga) nằm trong chương trình Festival Huế 2018 được tổ chức vào tối 30/4 tại sân khấu công viên Tứ Tượng (đường Lê Lợi, TP. Huế).

Các chương trình không bán vé tại Festival Huế 2018Văn nghệ sĩ góp sức cho thành công của Festival Huế 2018

Những cô gái đến từ xứ sở Bạch Dương đem đến cho công chúng điệu múa dân gian đắm say lòng người

Lấy cảm hứng qua chủ đề “Nước Nga, đất mẹ của tôi”, những nghệ sĩ trẻ Nga đã đưa người xem say đắm trong từ giai điệu của xứ sở Bạch Dương. Có lúc trầm lắng, có lúc cao trào sôi động, những điệu nhảy ấy cứ thế đi vào lòng người xem một cách tự nhiên. Ánh mắt biểu diễn có hồn, cùng với nụ cười tươi trên khuôn mặt của các nghệ sĩ đã truyền đến khán giả sự nhiệt tình, cháy bỏng với tình yêu nghệ thuật.

Bằng những điệu múa điêu luyện, đoàn múa dân gian Sibirskye Uzory đã đem đến cho khán giá một đêm nghệ thuật đầy cảm xúc

Đoàn múa dân gian Sibirskye Uzory vinh dự được công nhận là đoàn múa chuyên nghiệp tiêu biểu của Nga và là thành viên Ủy ban múa quốc tế của UNESCO. Đặc biệt, Sibirskye Uzory sở hữu những điệu múa dân gian Sibiri được coi là thương hiệu của nền nghệ thuật múa Nga.

Tin, ảnh: Phan Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

LỪNG LẪY ĐIỆN BIÊN, CHẤN ĐỘNG ĐỊA CẦU
Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ của Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm tiêu diệt quân Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giành thắng lợi quyết định trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng Công binh có Trung đoàn Công binh 151; Tiểu đoàn Công binh thuộc Cục Vận tải; ba đại đội công binh thuộc ba đại đoàn (Đại đoàn 308, Đại đoàn 312, Đại đoàn 316).

Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ
Nặng lòng với nghiệp diễn

Với nhiều nghệ sĩ, việc được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp hoạt động nghệ thuật và với nghệ sĩ trẻ danh hiệu ấy trở nên cao quý, thiêng liêng hơn trong hành trình chinh phục, cống hiến, tiếp tục theo đuổi đam mê.

Nặng lòng với nghiệp diễn
Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu

Sáng 17/4, đoàn khảo sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chủ trì có buổi khảo sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XVI) với Đảng ủy, Ban Giám hiệu và cán bộ chủ chốt Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế.

Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu
Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ

Là hoạt động thường niên, triển lãm mỹ thuật trẻ vừa là sân chơi, vừa là cơ hội để các họa sĩ tuổi đời dưới 45 của Thừa Thiên Huế bộc lộ tài năng, chứng tỏ hoạt động nghệ thuật của bản thân với giới chuyên môn và những người yêu “nghệ thuật của cái đẹp” Cố đô.

Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ
Vinh danh nghệ sĩ có nhiều cống hiến cho nghệ thuật

Không chỉ vinh dự, những nghệ sĩ được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND), Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) xem đó còn là trọng trách nặng nề trong hành trình bảo tồn, trao truyền những giá trị văn hóa cho hậu thế. Họ như là vốn quý, góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn của đất nước.

Vinh danh nghệ sĩ có nhiều cống hiến cho nghệ thuật
Return to top