ClockThứ Năm, 26/05/2022 13:45

Đầu tư homestay ở vùng ven biển, đầm phá

TTH - Gia đình ông Lê Bá Trung ở xã Vinh Thanh (Phú Vang) là hộ đang đầu tư bài bản để xây dựng homestay quy mô, thực hiện mô hình homestay tại các xã ven biển, đầm phá, góp phần phát triển dịch vụ du lịch trên địa bàn.

Đón mùa du lịch biểnĐẩy nhanh tiến độ thi công các hạ tầng bãi tắm để đón khách

Homestay của gia đình ông Lê Bá Trung đang trong quá trình hoàn thiện, đưa vào hoạt động

Trên khu đất của gia đình rộng 5 nghìn mét vuông, homestay vừa hiện đại vừa thân thiện với môi trường đã thành “hình hài”. Ngôi nhà hai tầng gần như hoàn tất với dãy phòng chính gồm 9 phòng (sau này sẽ xây dựng thêm vài dãy phụ bên cạnh khoảng 20 - 25 phòng), công trình phụ, các thiết bị, khu vực bếp, khu vực ăn sáng và khu vực sinh hoạt chung cho khách. Bể bơi chứa 120 khối nước đảm bảo 2 công năng, phục vụ sinh hoạt của khách, vừa để phục vụ phòng cháy, chữa cháy, đang trong giai đoạn hoàn thiện. Hơn 100 cây dừa, mận, cóc, xoài, ổi, mít thái đã được trồng trong khuôn viên homestay. 40 cây cau ăn trái đã được đặt, chuẩn bị đưa về trồng.

Phát triển dịch vụ du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của Vinh Thanh nói riêng và của huyện Phú Vang nói chung. “Nắm bắt” điều đó, gia đình ông Lê Bá Trung quyết định “làm” homestay. Cùng với thuận lợi về quỹ đất, tài chính, con gái của vợ chồng ông Trung, là chị Lê Thị Anh Thi đang làm quản lý cho một homestay lớn ở TP. Huế, có nhiều kiến thức, kinh nghiệm. Do đó, cả gia đình ông Trung đầu tư tiền bạc, tâm trí, công sức, để xây dựng một homestay tiện nghi, hấp dẫn du khách, phát triển kinh tế gia đình, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Chị Lê Thị Anh Thi cho biết, gia đình đã đầu tư hơn 4 tỷ đồng, đồng thời đang tiếp tục hoàn thiện đầu tư để khoảng đầu năm 2022 đưa homestay vào hoạt động. Theo đó, trong khuôn viên homestay, gia đình tiếp tục trồng nhiều loại cây ăn trái, như vú sữa, xoài, vả, khế.... "Chúng tôi sẽ mua cây lớn về trồng, để có ngay bóng mát, tạo mảng xanh, thân thiện với môi trường, đồng thời bố trí các diện tích đất trồng rau theo mùa, đảm bảo cung cấp tại chỗ khi khách có như cầu trải nghiệm chế biến các món ăn bằng các thứ rau, trái tươi ngon hái ngay trong vườn”. Chị Anh Thi cho biết, đã từng đến tham quan mô hình vườn rau quế tại tỉnh Quảng Nam, được du khách, nhất là khách nước ngoài rất thích thú. Gia đình chị cũng sẽ thực hiện một vườn rau (với loại rau quen thuộc của địa phương) tại homesay để khách check in, lưu giữ kỷ niệm.

Theo chị Lê Thị Anh Thi, sau khi homestay của gia đình đi vào hoạt động, với sự hợp tác lâu dài, homestay tại TP. Huế (nơi chị Thi đang làm quản lý), khách sẽ được giới thiệu và đưa về Vinh Thanh để trải nghiệm tắm biển, kéo lưới trên đầm phá, đi chợ chiều Vinh Thanh, tự tay nấu nướng những món ăn địa phương từ thủy hải sản tươi ngon và thăm thú “thành phố lăng” ở An Bằng (Vinh An); thăm chùa Túy Vân đậm vẻ hoang sơ cổ kính ở Vinh Hiền (Phú Lộc).

Nằm trong diện được hỗ trợ về phát triển dịch vụ du lịch cộng đồng, mô hình homestay của gia đình ông Lê Bá Trung đã được phê duyệt 100 triệu đồng để hỗ trợ đầu tư trang thiết bị, trong đó 70% là nguồn kinh phí của tỉnh; 30% là nguồn kinh phí của huyện và xã hội hóa.

Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Phú Vang - ông Lê Thái Tuấn cho biết, ngoài các homestay trên địa bàn xã Phú An, đã đi vào hoạt động để phục vụ khách du lịch đến trải nghiệm đầm phá, hiện mô hình homestay đang được người dân các xã ven biển Vinh Thanh, Vinh An hướng tới, đầu tư, cùng với địa phương phát triển dịch vụ du lịch, phát triển kinh tế. Ông Phạm Phụng, Chủ tịch UBND xã Vinh Thanh thông tin, có 5 hộ gia đình trên địa bàn xã đã được phê duyệt nguồn kinh phí 100 triệu đồng mỗi hộ để hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng.

Bài, ảnh: Duy Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá

Thả con giống để tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản trên sông, đầm phá là hoạt động thiết thực được duy trì hàng năm nhằm góp phần phục hồi, bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá
ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái

Với mục tiêu đặt ra là đến năm 2030, khoảng 40-50% địa phương trong cả nước có kế hoạch chuyển đổi các khu công nghiệp hiện hữu sang khu công nghiệp sinh thái và 8-10% địa phương có định hướng xây dựng khu công nghiệp sinh thái mới, nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn.

Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái
Đầu tư dịch vụ để hút khách quốc tế

Thu hút khách quốc tế và đầu tư dịch vụ trong nhiều trường hợp như vướng vào bài toán “con gà, quả trứng”. Nhưng để phát triển du lịch, thu hút khách quốc tế, chuyện đầu tư dịch vụ xứng tầm vô cùng quan trọng.

Đầu tư dịch vụ để hút khách quốc tế

TIN MỚI

Return to top