ClockThứ Ba, 30/08/2022 14:00

Để “lộ trình” tạo thói quen phân loại rác

TTH - Mới đây, Nghị định 45 của Chính phủ quy định các cá nhân, hộ gia đình, đơn vị, doanh nghiệp không phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) sẽ bị xử phạt sau ngày 25/8. Theo lãnh đạo Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyện Môi Trường (TNMT) hiện chưa tiến hành xử phạt mà đang lấy ý kiến các địa phương để hướng dẫn phân loại CTRSH tại nguồn phù hợp thực tế...

Đẩy mạnh truyền thông giảm thiểu rác thải nhựa và phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồnPhân loại rác tại nguồn: Đừng để “đá ném ao bèo” - Bài 2: Để phân loại rác mang tính bền vữngPhân loại rác tại nguồn: Đừng để “đá ném ao bèo” - Bài 1: Niềm mong chưa cũGiảm nguy cơ phát tán chất thải nguy hại ra môi trườngKhông phân loại rác tại nguồn sẽ bị phạt

Kết quả khi nhiều người dân chưa quen phân loại rác tại nguồn ở TP. Huế

Hầu hết rác chưa được phân loại

Lăng Cô, là một điểm hẹn lý tưởng du lịch biển và thác, suối. Câu chuyện sạch đẹp về môi trường, xử lý rác thải sinh hoạt luôn được chính quyền sở tại quan tâm, nhưng hiện nay vẫn chưa giải hết nỗi âu lo. Hiện, Lăng Cô có hơn 2.200 hộ gia đình và nhiều khu du lịch, dịch vụ... nên mỗi ngày rác sinh hoạt phát sinh không dưới 30m3. Thực trạng thu gom, xử lý rác thải ở Lăng Cô hao tốn nhiều thời gian, chi phí vì rác từ các ngõ ngách, khu dân cư đến nhà máy xử lý phải có sự hợp tác của Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO).

Ông Hà Hải Nam, Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX Dịch vụ điện nước Lăng Cô, Phú Lộc cho rằng, là dân đô thị nhưng ý thức sạch đẹp môi trường của bà con chưa cao, nhiều hộ gia đình chưa rõ khái niệm giữa rác hữu cơ và rác nguy hại nên họ thường bỏ chung một túi sau khi đưa ra khỏi nhà. Khi nghe Nghị định 45 của Chính phủ ban hành, ông Nam phấn khởi bởi ít nhất bước đầu sẽ tác động tạo chuyển biến cho người dân phân biệt đâu là rác hữu cơ, đâu là rác được tái chế...

"Nói đến chế tài xử phạt khi chưa phân loại CTRSH tại nguồn là khó thực hiện trong thời điểm này. Tôi chỉ mong người dân có ý thức bỏ riêng chất thải chai lọ, chất thải rắn để công nhân vệ sinh bớt nguy hiểm" - ông Nam nói.

Tại các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang... hiện nay người dân đóng phí để thu gom rác thải theo tần suất, thời gian đã thông báo, không phân biệt chất thải đã phân loại hay chưa phân loại. Lãnh đạo các đơn vị thu gom xử lý rác thải sinh hoạt ở địa phương cho rằng, gần đây đã nghe Nghị định 45 của Chính phủ quy định phân loại CTRSH và những chế tài xử phạt. Tuy nhiên, các đơn vị chưa nhận những văn bản chính thức chỉ đạo của ban, ngành cấp trên liên quan để thực hiện.

Tập huấn truyền thông phương cách phân loại rác cho người dân

Tại TP. Huế, nhiều nơi vẫn còn tình trạng vứt xả bừa bãi, làm mất cảnh quan, ô nhiễm môi trường. Thống kê từ HEPCO, bình quân mỗi ngày ở TP. Huế phát sinh từ 350-450 tấn rác thải các loại, nhưng hầu hết chưa được phân loại, gây khó khăn trong quá trình thu gom, xử lý.

Mới đây, TP. Huế khởi động Chương trình phân loại CTRSH trên địa bàn với sự đồng hành của dự án (DA) “Huế - Đô thị giảm nhựa miền Trung Việt Nam” do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam-WWF tài trợ. Đây là chương trình trọng tâm vừa giải quyết tình trạng quá tải trong xử lý rác sinh hoạt vừa đón "làn gió mới"- Nghị định 45 của Chính phủ đi cuộc sống.

Xây dựng lộ trình thực hiện

Ông Trần Hữu Ân, Phó Tổng giám đốc HEPCO cho biết, hiện nay với quan tâm của UBND TP. Huế thông qua DA “Huế - Đô thị giảm nhựa miền Trung Việt Nam”, HEPCO đang đồng hành phối hợp tập huấn, tuyên truyền đến mọi người dân phân loại CTRSH tại nguồn; đồng thời đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, như phương tiện vận chuyển, nhà máy và nguồn lực để thu gom, xử lý chất thải, phân loại rác phù hợp... Theo ông Ân, để Nghị định 45 của Chính phủ đi vào cuộc sống cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể vai trò của từng đối tượng liên quan, như người dân, đơn vị thu gom, vận chuyển, tái chế chất thải; hạ tầng điểm trung chuyển, tập kết rác thải... Bên cạnh đó, tỉnh cân nhắc tăng mức phí thu gom chất thải của cá nhân, hộ gia đình và tạo điều kiện để đơn vị liên quan tăng năng lực thu gom, xử lý rác thải.

Theo lãnh đạo Chi cục Bảo vệ Môi trường, Sở TNMT, quy định có hiệu lực thi hành từ đầu năm 2022, nhưng quy định cũng hướng dẫn việc thực hiện tái chế, tái sử dụng và phân loại CTRSH tại nguồn áp dụng chậm nhất vào cuối năm 2024. Trong thời gian này, tùy theo điều kiện thực tế của từng địa phương có thể áp dụng ở các thời điểm khác nhau.

Thừa Thiên Huế có thể áp dụng quy định xử phạt, từ chối thu gom rác thải không phân loại sớm hơn thời hạn nêu trên. Hiện nay các sở, ban ngành liên quan đang tham mưu để tỉnh ban hành các quy định liên quan đến thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt... hợp lý ở từng địa phương.

Đại diện lãnh đạo Tổng cục Môi trường đánh giá, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đề cao trách nhiệm của chủ nguồn thải. Luật quy định cá nhân, hộ gia đình phải đóng phí rác thải theo khối lượng hoặc thể tích; phải thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn. Mới đây là Nghị định 45 của Chính phủ ban hành, với những trường hợp không phân loại rác thải sẽ bị phạt tiền với mức cao gấp nhiều lần so với phí phải đóng.

Các quy định trên hiện nay chưa dễ áp dụng, phải xây dựng lộ trình và thực hiện thí điểm trước khi nhân rộng. Trong lộ trình này là thời gian để các tỉnh, thành tập trung tập cho người dân hình thành thói quen phân loại rác thải...

Theo Nghị định 45 của Chính phủ vừa ban hành, đối với cá nhân, gia đình hành vi không phân loại CTRSH tại nguồn sẽ bị phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng. Các tổ chức, đơn vị có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường nếu không phân loại tại nguồn sẽ chịu mức phạt 20-25 triệu đồng...

Bài, ảnh: Song Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường

Bằng những hình thức lồng ghép tuyên truyền thực tế, mô hình dùng giỏ nhựa, làn nhựa đi chợ trên địa bàn phường Phú Thượng (TP. Huế) ngày càng được nhân rộng, thu hút đông đảo chị em tham gia, tạo sự chuyển biến tích cực trong ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường (BVMT) trong cán bộ hội viên phụ nữ và cộng đồng dân cư. Từ mô hình này đã dần thay đổi thói quen của người dân về việc sử dụng rác thải nhựa dùng một lần tràn lan, thay vào đó là nâng cao ý thức BVMT.

Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường
“Ngôi nhà” cho pin, mảnh vỡ thủy tinh- Tại sao không?

Trong pin có các kim loại nặng như chì (Pb), thủy ngân (hg), kẽm (Zn), cadmium (Cd) và Asen (As) hay còn gọi là thạch tín…. Khi pin đã qua sử dụng nếu không được thu gom, xử lý đúng cách mà thải lung tung vào môi trường, trải qua quá trình ăn mòn, các kim loại nặng sẽ ngấm vào đất, gây ô nhiễm nước ngầm, nước mặt và hệ sinh thái thực vật - động vật. Con người sinh sống, tiêu thụ đồ ăn, thức uống bị nhiễm thì cơ thể cũng dần dà bị tích lũy kim loại nặng, rất nguy hại cho sức khỏe.

“Ngôi nhà” cho pin, mảnh vỡ thủy tinh- Tại sao không
Nâng cao ý thức, giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Qua gần 1 năm triển khai thực hiện Chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại nguồn (giai đoạn I) tại 23 phường trên địa bàn TP. Huế, ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân trong bảo vệ môi trường ngày càng nâng cao, góp phần giảm thiểu khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh phải vận chuyển, qua đó giảm thiểu ô nhiễm và các dịch bệnh từ rác thải gây ra.

Nâng cao ý thức, giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Return to top