ClockThứ Ba, 20/09/2022 20:28

Để tín dụng chính sách là trụ đỡ giảm nghèo

TTH.VN - Đó là nội dung được các đại biểu tham gia thảo luận tại hội nghị tổng kết 20 năm triển khai thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP (NĐ78) địa bàn tỉnh chiều 20/9. Tham dự hội nghị có các ông: Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh; Huỳnh Văn Thuận, Phó Tổng Giám đốc NHCSXH.

Những cánh tay “nối dài” đưa tín dụng chính sách đi xaCùng tín dụng chính sách đầu tư cho tam nôngCần sử dụng kinh phí mua, đọc báo, tạp chí của Đảng đúng mục đích - Kỳ II: Cần chấn chỉnh kịp thời

Một góc hội nghị

Chất lượng tín dụng được nâng cao

NĐ78 của Chính phủ là dấu mốc có tính quyết định cho một mô hình tín dụng chính sách (TDCS) xã hội hiệu quả. Cùng với, Chỉ thị 40, Kết luận 06 của Ban Bí thư đã góp phần quan trọng tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Tại Thừa Thiên Huế dù còn khó khăn trong thu ngân sách, nhưng những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các đơn vị cấp huyện quan tâm bố trí nguồn vốn từ sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn với số tiền gần 168 tỷ đồng (đứng thứ 41 toàn quốc). Đồng thời, thường xuyên quan tâm chỉ đạo hoạt động của Ban đại diện HĐQT và của chi nhánh; thực hiện tốt phương thức ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội; chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động của 141 điểm giao dịch xã và 2.340 tổ tiết kiệm và vay vốn.

Từ 3 chương trình tín dụng nhận bàn giao ban đầu, đến nay, tỉnh đã triển khai hơn 20 chương trình tín dụng với tổng dư nợ đạt 3.623 tỷ đồng, với gần 90 ngàn khách hàng còn dư nợ. Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân đạt 16,38%/năm, dư nợ bình quân trên khách hàng đạt trên 40 triệu đồng (toàn quốc là gần 43 triệu đồng). Chất lượng tín dụng từng bước được nâng lên với tỷ lệ nợ quá hạn 0,05% và nợ khoanh là 0,03%, thấp hơn toàn quốc (tỷ lệ nợ quá hạn là 0,23%, nợ khoanh là 0,45%).

Hoạt động tín dụng chính sách tiếp thêm động lực cho các đối tượng chính sách trong phát triển kinh tế

Vốn TDCS đã đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận vốn TDCS một cách thuận lợi, kịp thời; góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu tạo việc làm, giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị và an ninh quốc phòng tại địa phương

Động lực cho các đối tượng chính sách

Thẳng thắn thừa nhận một số khó khăn, tồn tại trong quá trình thực hiện NĐ78 như nguồn vốn TDCS vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các đối tượng chính sách, nhất là nguồn vốn cho vay để giải quyết việc làm. Nguồn vốn ngân sách địa phương chuyển sang NHCSXH tỉnh đang chiếm tỷ trọng thấp (4,6%); việc lồng ghép hoạt động vay vốn TDCS với các hoạt động hỗ trợ khác ở một số nơi chưa đạt hiệu quả cao

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình yêu cầu các địa phương và cơ quan liên quan tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện có hiệu quả việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với TDCS xã hội. Các ngành liên quan xây dựng đề án bổ sung nguồn vốn TDCS xã hội để phát triển du lịch, tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm trên địa bàn toàn tỉnh. Phấn đấu nâng dần tỷ lệ vốn ủy thác địa phương so với tổng nguồn vốn TDCS của tỉnh bằng mức trung bình chung toàn quốc (hiện nay mới đạt 4,6%, bình quân chung toàn quốc là gần 10%).

Đồng thời yêu cầu, NHCSXH tỉnh cần tranh thủ sự hỗ trợ nguồn vốn từ NHCSXH, triển khai kịp thời các chương trình TDCS trên địa bàn; tham mưu cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo, phối kết hợp các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị xã hội thường xuyên nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng phục vụ; chấp hành đúng cơ chế hoạt động của NHCSXH một cách an toàn và hiệu quả.

Khen thưởng các tập thể, cá nhân xuất sắc trong triển khai NĐ78

Trên cơ sở những kết quả đạt được, Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Huỳnh Văn Thuận đánh giá cao sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trên địa bàn Thừa Thiên Huế trong triển khai thực hiện NĐ78 của Chính phủ.

Để thực hiện tốt hơn nữa NĐ78 của Chính phủ trong giai đoạn mới và những năm tiếp theo, Phó Tổng Giám đốc NHCSXH yêu cầu, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được sau 20 năm thực hiện NĐ78 để triển khai thực hiện hiệu quả TDCS xã hội gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.

Cùng với việc triển khai hiệu quả NĐ78 trong giai đoạn tiếp theo cần tập trung thực hiện tốt các chính sách tín dụng theo Nghị quyết số 11 của Chính phủ trong 2 năm 2022 và 2023 và triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng, góp phần thực hiện thành công các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 (giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi). Duy trì và tiếp tục phát huy hiệu lực, hiệu quả mô hình tổ chức và phương thức quản lý đặc thù để triển khai đạt hiệu quả hơn nữa TDCS xã hội trong giai đoạn tới.

Các tổ chức chính trị - xã hội các cấp cũng phải thực hiện tốt công tác nhận ủy thác của NHCSXH; đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về TDCS xã hội; phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện có hiệu quả việc lồng ghép giữa vay vốn NHCSXH với áp dụng khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề.

Dịp này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch UBND tỉnh đã tặng Bằng khen cho các tập thể cá nhân có thành tích trong triển khai thực hiện NĐ78; Tổng Giám đốc NHCSXH cũng quyết định khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong việc chỉ đạo và triển khai hoạt động TDCS trên địa bàn.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, ông Nguyễn Thanh Bình tại phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh nhằm đánh giá kết quả hoạt động quý I/2024 và triển khai nhiệm vụ các tháng còn lại năm 2024, tổ chức chiều 17/4.

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho phụ nữ

Phụ nữ ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế; vì thế việc trao cơ hội tiếp cận tín dụng cho phụ nữ cũng đồng nghĩa trao thêm cơ hội để phụ nữ tự khẳng định mình.

Tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho phụ nữ
Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc

Ngày 7/4, Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Thanh thiếu nhi Việt Nam tổ chức chương trình trao mô hình sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Phú Lộc.

Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc
Return to top