ClockThứ Tư, 14/07/2021 14:25

Điểm tựa yêu thương

TTH - Sự thấu hiểu, chia sẻ giữa các thành viên trong gia đình cùng sự hỗ trợ, động viên của các cấp công đoàn đã tạo nên những điểm tựa yêu thương.

Trao gửi yêu thươngLặng thầm vất vả, lặng thầm yêu thương

Các gia đình tiêu biểu chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình hạnh phúc

San sẻ ngọt bùi

Tình yêu, tình phụ tử, mẫu tử của vợ chồng chị Trần Thị Phương Dung (công nhân Công ty CP Phát triển Thủy sản Huế) giúp cậu con trai 5 tuổi mắc chứng tự kỷ dần hòa đồng với cuộc sống.

Từ chỗ không chịu giao tiếp với người lạ, chậm phát triển ngôn ngữ cũng như thể hiện cảm xúc, nay con đã gọi rõ tên ba mẹ, biết vui chơi cùng bạn bè.

“Thấy con phát triển không như những đứa trẻ khác, tôi có linh tính không lành và khi nghe bác sĩ kết luận con tôi bị tự kỷ, tim tôi như thắt lại”, chị Dung chia sẻ.

Thương con, yêu vợ, anh Hải - chồng chị Dung - giấu nỗi đau vào trong, mạnh mẽ làm chỗ dựa cho gia đình, cùng nhau bồi đắp cho con. Vợ chồng anh kiên trì điều trị cho con theo sự hướng dẫn bác sĩ.

Làm cùng một công ty, vợ chồng chị Dung đổi ca làm để lúc nào cũng có bố hoặc mẹ bên cạnh con. Vào ngày nghỉ anh chị dành trọn thời gian vui chơi cùng con, dẫn dắt con bắt chuyện, nô đùa cùng bạn bè. “Từ ngày có con, chồng tôi hạn chế tối đa những cuộc vui chơi với bạn bè, không nề hà mọi việc nhà, luôn đỡ đần tôi chăm sóc con”, chị Dung tâm sự.

Cũng nhờ sự thấu hiểu, chia sẻ, tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình đã giúp vợ chồng anh Nguyễn Văn Ngọc (Khách sạn Kinh Thành Huế) vượt qua những khó khăn trước mắt do ảnh hưởng dịch COVID-19.

Anh Ngọc chia sẻ, do ảnh hưởng dịch, lượng khách ít nên anh phải nghỉ cách nhật. Ngoài thời gian làm bảo vệ, anh Ngọc tranh thủ nhận hàng online về làm thêm tại nhà.

Không đổ lỗi hoàn cảnh, chị Thủy vợ anh Ngọc vừa động viên chồng vừa lên kế hoạch tiết kiệm chi tiêu, đồng thời tranh thủ diện tích đất vườn trồng thêm rau xanh. Thương ba mẹ vất vả, hai con anh Ngọc luôn chăm ngoan, học giỏi. Khó khăn về vật chất, song chính sự đồng cam cộng khổ, đã giúp gia đình anh Ngọc lạc quan hơn trong cuộc sống, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Gia đình chị Dung, anh Ngọc là hai trong 41 gia đình công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tiêu biểu được Liên đoàn Lao động tỉnh tuyên dương nhân Ngày gia đình Việt Nam 28/6 vừa qua. Họ là các gia đình luôn đề cao giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, như tinh thần trách nhiệm với gia đình; sự thấu hiểu, chia sẻ, yêu thương giữa các thành viên; luôn kề vai sát cánh cùng nhau vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn, vươn lên chung tay xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc. Các thành viên trong mỗi gia đình đều hoàn thành xuất sắc và đạt thành tích cao trong lao động, sản xuất tại nơi công tác.

Tạo xúc tác

Ông Lê Minh Nhân, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh cho biết, gia đình chính là nơi tạo cho chúng ta sức mạnh và niềm tin để vững bước trong cuộc đời.

Để tạo chất xúc tác, giúp các gia đình có thêm động lực, niềm tin xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, các cấp công đoàn trên địa bàn tỉnh đã cụ thể hóa Chỉ thị “Xây dựng gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Luật Hôn nhân và gia đình… bằng nhiều hoạt động, phong trào thiết thực, gần gũi với hoàn cảnh gia đình.

Cuộc vận động xây dựng “Gia đình CNVCLĐ hạnh phúc” được triển khai sâu rộng, gắn với phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”. Câu lạc bộ “Gia đình hạnh phúc”, “Sức khỏe sinh sản”... được các công đoàn cơ sở tổ chức sinh hoạt thường xuyên, giúp đoàn viên tôn vinh giá trị tốt đẹp của gia đình, tập trung giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, phòng chống bạo lực gia đình.

Hoạt động chăm lo đời sống cho gia đình đoàn viên và người lao động luôn được các cấp công đoàn quan tâm.

Thông qua các chương trình “Điều ước đoàn viên”, “Tết sum vầy”, “Quỹ trợ vốn CNVCLĐ nghèo”..., nhiều đoàn viên, CNVCLĐ được hỗ trợ kịp thời trong lúc khó khăn, hoạn nạn. Để giúp các gia đình đoàn viên khó khăn có điều kiện an cư, lập nghiệp, 5 năm qua  các cấp công đoàn trong tỉnh đã trao tặng 245 “Mái ấm Công đoàn” với tổng số tiền hơn 6,4 tỷ đồng.

Theo ông Lê Minh Nhân, cuộc sống hiện đại, bên cạnh những mặt tích cực, những mặt trái đã tác động không nhỏ làm thay đổi cấu trúc, quan hệ gia đình, làm mai một nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp vốn có của gia đình Việt Nam.

Đối với gia đình CNVCLĐ, đặc biệt là CNLĐ đang làm việc tại các khu công nghiệp, việc xây dựng hạnh phúc gia đình chịu tác động trực tiếp bởi nhiều yếu tố như điều kiện làm việc, thu nhập, nhà ở, nhà trẻ mẫu giáo, điều kiện sống. Vì vậy, các cấp công đoàn cần tiếp tục đồng hành để xây dựng gia đình thời kỳ mới.

Bài, ảnh: Hải Thuận

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ

Sáng 15/4, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Lễ bàn giao di vật, kỷ vật của liệt sĩ cho thân nhân 2 gia đình liệt sĩ tại Thừa Thiên Huế.

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ
Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Không thể “nhỏ hơn”

Ngót nghét cả mấy năm nay nội tôi già ốm. Nội một mình ở quê nên cả nhà tôi thay nhau tối về chăm mệ. Nội vẫn đi lại được nhưng tuổi đã 85 nên biết đâu được “trái gió trở trời”, không thể lường hết mọi chuyện xảy ra ba tôi phải làm ngay lịch phân công để đêm nào cũng có người bên cạnh mệ. Lo ăn sáng cho nội, tôi mới phát hiện ở làng Dã Lê quê tôi nằm cạnh Quốc lộ 1A có một quán cháo gạo lứt cá kho tuyệt ngon. Không chỉ nội mà cha con tôi ăn quen nên ai cũng nghiện.

Không thể “nhỏ hơn”
Thấu hiểu để yêu thương

Mang đến những hiệu quả rõ rệt trong công tác tuyên truyền và bảo vệ quyền trẻ em, thời gian gần đây, Hội Bảo vệ quyền Trẻ em (BVQTE) tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động nhằm tăng cường sự gắn kết, thấu hiểu giữa phụ huynh và con trẻ.

Thấu hiểu để yêu thương
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng
Return to top