ClockThứ Hai, 19/09/2022 16:16

Đo lường và giám sát tiến độ đóng góp của văn hóa

TTH.VN - Với hơn 20 chỉ số được chia thành nhiều nhóm bao quát, bộ chỉ số Văn hóa|2030 giúp đánh giá vai trò của văn hóa, vừa như một lĩnh vực độc lập và vừa như một thành tố xuyên suốt trong các lĩnh vực khác.

Chính thức cho phép Bảo tàng Nguyễn Chí Thanh hoạt độngSở Văn hóa và Thể thao tổ chức lễ chào cờ đầu tuần“Thừa Thiên Huế” – 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”

Các đại biểu trao đổi thông tin tại hội thảo

Đó là thông tin được đưa ra tại hội thảo “Báo cáo kết quả dự án triển khai thí điểm Bộ Chỉ số Văn hóa|2030 của UNESCO tại Việt Nam và TP. Huế” diễn ra sáng 19/9.

Hội thảo do Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam phối hợp với Cục Hợp tác Quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và Văn phòng UNESCO tại Việt Nam tổ chức. Hội thảo tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại Hà Nội và Huế. Dự án được hỗ trợ tài chính từ Tổ chức Hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển và Liên minh châu Âu.

Chỉ số Văn hóa|2030 của UNESCO là một khung chỉ số chuyên đề nhằm đo lường và giám sát tiến độ đóng góp của văn hóa trong việc triển khai các Mục tiêu thuộc Chương trình Nghị sự 2030 vì Sự Phát triển Bền vững tại cấp quốc gia và địa phương.

Đây được xem là nền tảng cho việc vận động chính sách cho văn hóa trong các Mục tiêu Phát triển Bền Vững (SDGs) cũng như để lồng ghép vào các kế hoạch và chính sách phát triển ở cấp quốc gia, đô thị.

Việc triển khai dự án được thực hiện theo các phương pháp và nguyên tắc mà UNESCO đề ra, đặc biệt là việc đảm bảo sự liên kết các nguồn dữ liệu do các cơ quan, đơn vị khác nhau nắm giữ.

Để đảm bảo nguyên tắc này, Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam đã phối hợp với các đơn vị liên quan để thu thập và xử lý các dữ liệu liên quan đến các chỉ số như: đầu tư cho di sản, quản lý di sản bền vững, thích nghi và ứng phó với biến đổi khí hậu, thiết chế văn hóa, đóng góp của văn hóa vào GDP, việc làm trong lĩnh vực văn hóa, các doanh nghiệp văn hóa…

Hội thảo báo cáo kết quả được tổ chức với mục đích trình bày và xác nhận các kết quả của dự án cũng như giới thiệu những phát hiện chính thu được từ quá trình thu thập và phân tích các chỉ số dựa trên phương pháp của bộ Chỉ số Văn hóa|2030.

Tin, ảnh: N. Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
Hàng ngàn sách giảm giá tại Hội sách Alpha Books Huế 2024

Hội sách Alpha Books Huế 2024 do Công ty Cổ phần sách Alpha tổ chức vừa khai mạc phục vụ mọi người vào sáng 27/3 tại Vincom Plaza Huế (ngã 6 trung tâm TP. Huế) với đa dạng các đầu sách đến từ nhiều NXB, mức chiết khấu cao.

Hàng ngàn sách giảm giá tại Hội sách Alpha Books Huế 2024
Bắn cung Huế đặt mục tiêu giành 1 HCV

Tại giải Vô địch Cung thủ xuất sắc Quốc gia năm 2024 được tổ chức ở sân nhà, bắn cung Huế đặt mục tiêu giành 1 HCV. Mục tiêu này được kỳ vọng vào cung thủ Nguyễn Thị Thanh Nhi.

Bắn cung Huế đặt mục tiêu giành 1 HCV
“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Cách đây vài năm, khi ngành văn hóa Huế tiên phong trong việc phục hưng áo dài truyền thống đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, kể cả trái chiều. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự kiên trì, đồng lòng của tập thể cán bộ, sự đồng hành của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và người dân, đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” bước đầu đã gặt hái được những thành quả nhất định.

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

TIN MỚI

Return to top