ClockThứ Hai, 10/01/2022 06:36

Đổi mới công tác dân vận ở vùng biên giới

TTH - Thông qua phối hợp công tác dân vận giữa cấp ủy các đồn biên phòng và cấp ủy, chính quyền các xã biên giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), đã đem lại nhiều kết quả thiết thực trong tham gia phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng biên giới.

Thắm tình hữu nghị trên mặt trận chống dịchChủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa trong lịch sử

Cán bộ Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt giúp dân thu hoạch lúa

Diện tích trồng chuối của anh Hồ Văn Quân, ở thôn Kê 1, xã Hồng Thủy (huyện A Lưới) do cán bộ Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) Hồng Vân giới thiệu, thật ấn tượng.

Được sự hướng dẫn tận tình của cán bộ khuyến nông về quy trình sản xuất và sự giúp đỡ ngày công của Bộ đội Biên phòng, gia đình anh đã mạnh dạn trồng 1,1ha chuối già lùn. Anh Quân chia sẻ, số diện tích này năm sau sẽ cho thu hoạch, dự tính gia đình sẽ có nguồn thu gần 70 triệu đồng mỗi năm...

Hiện tại, xã Hồng Thủy có hơn 40% số hộ chuyển đổi vườn đồi trồng cây chuối già lùn. Các hộ đều được Bộ đội Biên phòng hướng dẫn cách trồng, chăm sóc để tăng năng suất, chất lượng trái. Đồn BPCK Hồng Vân còn đầu tư mô hình điểm để bà con học tập. Qua đó, các hộ đã mạnh dạn làm theo, bình quân mỗi hộ trồng 5-7 sào chuối già lùn, cho thu hoạch đạt hiệu quả.

Trung tá Nguyễn Xuân Cường, cán bộ Đồn BPCK Hồng Vân tăng cường về xã Hồng Thủy, tâm sự: Từ khi có chủ trương của Huyện ủy A Lưới về phát triển chuối hàng hóa, để giúp đồng bào DTTS phát huy hiệu quả cây trồng này, góp phần mở ra hướng đi mới trong phát triển nông nghiệp ở địa phương, cán bộ biên phòng cắm xã của Đồn đã trở thành những “khuyến nông viên” bám cơ sở vận động bà con. Anh em phải học tiếng đồng bào, học làm cán bộ khuyến nông, tìm hiểu các quy trình kỹ thuật, xây dựng mô hình điểm để bà con học tập, nhân rộng.

Theo Chủ tịch UBND xã Hồng Thủy - A Kơ Tiến, những năm trước đây, chuyện cây chuối trở thành cây trồng mang tính hàng hóa, có giá trị kinh tế cao là điều mà bà con ở xã chưa từng nghĩ đến. Nay, hỏi về giá trị của cây chuối, đa số người dân đều có chung quan điểm là cây xóa nghèo của bà con. Đây là thành quả từ việc phối hợp chặt chẽ giữa cấp ủy địa phương và cấp ủy đồn biên phòng nhằm lựa chọn nội dung phù hợp trong công tác dân vận đối với bà con DTTS ở vùng biên này.

Để nâng cao tính hiệu quả, thiết thực trong công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS, mỗi đồn biên phòng trên tuyến biên giới đất liền đều lựa chọn nội dung vận động quần chúng cụ thể. Ngoài vận động, giúp dân phát triển kinh tế, cải thiện chỗ ở, Đồn BPCK A Đớt, Đồn BP Hương Nguyên còn xác định vận động Nhân dân chung tay đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi, dân sinh là một trong những cơ sở quan trọng trong tiến trình xây dựng nông thôn mới. Qua đó, đơn vị đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, nhất là mặt trận các xã thuộc phạm vi phụ trách tiến hành khảo sát toàn bộ địa bàn để có biện pháp vận động, phối hợp tổ chức cho Nhân dân bàn bạc, cụ thể hóa các nội dung, tiêu chí, công trình ưu tiên trong xây dựng nông thôn mới sát với tình hình thực tiễn mỗi địa phương.

Bí thư Đảng ủy xã A Roàng, ông Thái Đặng Nhật Quang cho rằng, qua thực hiện Quy chế phối hợp giữa Đảng ủy xã và Đảng ủy, Ban chỉ huy Đồn BP, công tác dân vận ngày càng được đổi mới, có trọng tâm, trọng điểm. Nhờ vậy, trong vận động xây dựng nông thôn mới, đồng bào đã ý thức được vai trò chủ thể của mình, tự nguyện hiến đất, đóng góp kinh phí, ngày công để cùng chính quyền địa phương xây dựng các tiêu chí ngày càng đạt chất lượng cao hơn.

Đại tá Lê Văn Nguyên, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh thông tin: Đảng ủy, Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh đã duy trì công tác tăng cường gần 50 cán bộ biên phòng tham gia sinh hoạt tại các chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới. Qua đó, mỗi đơn vị đã xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai công tác dân vận phù hợp với tình hình địa bàn. Thông qua phối hợp công tác dân vận giữa cấp ủy các đồn biên phòng và cấp ủy, chính quyền các xã biên giới, đã đem lại nhiều kết quả thiết thực trong tham gia phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng biên giới. Hằng năm, Đảng ủy các đồn biên phòng và cấp ủy, chính quyền các xã đều tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm, kịp thời bổ sung các nội dung phối hợp công tác dân vận sát với thực tiễn đặt ra. Qua đó, đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp hơn.

Bài, ảnh: BÁ TRÍ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp

Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) đã tạo hành lang pháp lý cho HĐND các cấp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, từ đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ.

Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp
Nhân rộng mô hình chuyển hóa địa bàn

Công tác phòng, chống ma túy (PCMT) và nhân rộng mô hình chuyển hóa tình hình tội phạm, tệ nạn ma túy trên địa bàn TP. Huế đạt nhiều kết quả tích cực.

Nhân rộng mô hình chuyển hóa địa bàn
Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Điểm sáng trong công tác tuyên truyền

Thực hiện tốt các biện pháp tuyên truyền, hết lòng hỗ trợ ngư dân, Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) cảng Thuận An là điểm sáng, đạt hiệu quả cao trong tuyên truyền về không khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU); tuyên truyền ngư dân đồng lòng trong phòng, chống hoạt động giã cào trái phép.

Điểm sáng trong công tác tuyên truyền
Return to top