ClockThứ Tư, 02/06/2010 09:31

Dòng cảm xúc xuyên suốt Festival Huế 2010

Rất bận rộn với các công việc điều chỉnh, sơ duyệt, tổng duyệt các chương trình nghệ thuật do TTBTDTCĐ Huế phụ trách, nhưng ông Phùng Phu, Giám đốc Trung tâm vẫn cho tôi thời gian về các lễ hội này.

Ngày khai mạc Festival Huế 2010 đang đến trên từng đầu ngón tay. Nhưng với không khí luyện tập khẩn trương, quyết tâm tạo nên những điểm nhấn mới cho Festival Huế năm nay, với tập thể cán bộ và lực lượng nhân viên, diễn viên của TTBTDTCĐ Huế, dường như Festival đã bắt đầu.


Ông mong mỏi: “Với nỗ lực của các kỳ Festival trước, nhất là sau Festival thành công 2008, TTBTDTCĐ Huế đã ý thức được Festival này là lần đầu tiên thực hiện nhiệm vụ theo Kết luận 48 của Bộ Chính trị và hưởng ứng những sự kiện rất lớn trong năm 2010 của tỉnh nhà, nên các tổ chức, các nguồn lực của TTBTDTCĐ Huế đều được huy động. Tin chắc, những lễ hội này sẽ góp phần tạo nên sự thành công cho Festival.”

 

Cả 4 chương trình lễ hội do TTBTDTCĐ Huế phụ trách, TTBTDTCĐ Huế đều có sự phối hợp của đạo diễn Lê Quý Dương.

 Theo đạo diễn Lê Quý Dương, nét mới của các lễ hội năm nay là ngoài việc gìn giữ và khai thác giới thiệu các yếu tố văn hoá đậm đặc bản sắc Huế, các chương trình sẽ được kết hợp với những sáng tạo mới lạ để các yếu tố truyền thống được song hành cùng hiện đại, bản sắc dân tộc được nổi bật trong giao lưu quốc tế. 


Nghệ thuật sắp đặt động kết hợp giữa nghệ thuật biểu diễn truyền thống của Huế và các yếu tố trang trí mỹ thuật hiện đại sẽ góp phần tôn vinh vẻ đẹp tiềm ẩn của văn hoá Huế nói riêng và Việt Nam nói chung. Tổng thể 4 chương trình lễ hội này sẽ tạo nên một dòng chảy cảm xúc chủ đạo xuyên suốt Festival Huế 2010.

Tập cảnh lễ cưới công chúa Huyền Trân trong Hành trình mở cõi

Trong 4 chương trình, thì Đêm Hoàng cung, Lễ Tế giaoHuyền thoại sông Hương đều là những chương trình đã từng được dàn dựng trong các kỳ Festival trước. Chỉ riêng Hành trình mở cõi là lễ hội mới, lần đầu tiên được dàn dựng và cũng là một điểm nhấn quan trọng trong kỳ Festival này. 


Giới thiệu về Hành trình mở cõi, ông Phùng Phu cho biết: Công cuộc mở cõi về phương Nam, cùng với chính sách công điền, công thổ... của ông cha ta là một diễn tiến lịch sử khách quan. Chúng ta mở cõi bằng con đường hoà bình, con đường hướng đến chân thiện mỹ, hài hoà giữa văn hoá, cộng đồng các dân tộc. “Hành trình mở cõi” tại Festival Huế 2010 sẽ thể hiện điều đó bằng ánh sáng, âm thanh cùng các tiết mục nghệ thuật.

“Hành trình mở cõi” không phải là những bước đi, không phải là những bước nhảy và những con số, mà là hành trình khẳng định về chủ quyền, nền độc lập của Việt Nam; khẳng định sự thống nhất đất nước với sự toàn vẹn về lãnh thổ; khẳng định một thời đại Hồ Chí Minh với những bản sắc văn hoá tạo nên nội lực để hội nhập và phát triển. Vì vậy, thông điệp của đêm hội là “Toàn vẹn chủ quyền độc lập dân tộc, thống nhất non sông, xây dựng đất nước hoà bình và phát triển”.

Hành trình mở cõi được xây dựng trên cơ sở lựa chọn các sự kiện lịch sử gắn với diễn trình mở cõi: Công cuộc Nam tiến bắt đầu bằng một cuộc hôn nhân (Lễ cưới công chúa Huyền Trân, 1306); Nguyễn Hoàng vào Nam, đặt nền móng cho sự khai phá Đàng Trong (1611), các chúa Nguyễn lập Khu Dinh điền ở Biên Hoà (1623), dời thủ phủ vào Kim Long (1635), lập Sài Gòn- Gia Định (1698), năm 1757, lập nên Cà Mau (1757); vua Quang Trung lên ngôi, chọn Huế là Kinh đô của cả nước; sau đó ra Bắc đại phá quân Thanh (1788); vua Gia Long thống nhất đất nước (1802), đặt Quốc hiệu Việt Nam (1804); Cách mạng Tháng Tám thành công (1945); Thống nhất hoàn toàn đất nước (1975).

Kịch bản được kết cấu thành 03 chương: chương 1: Diễn trình mở cõi; chương 2: Thống nhất giang sơn và chương 3: Ngày hội non sông thông qua 7 hồi diễn chính và các lớp diễn phụ từ sân khấu Kỳ Đài và mặt nước Hộ thành hào.

 

Những ngày này, lực lượng nghệ sĩ, diễn viên của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế cũng đang tập đêm tập ngày theo kịch bản của các chương trình lễ hội, phục vụ Festival. Nếu 3 chương trình đã từng được dàn dựng trong các kỳ Festival trước tạo thuận lợi cho anh chị em diễn viên Nhà hát, thì cái khó nhất lại rơi đúng Hành trình mở cõi. Bởi, chương trình mới, thời gian luyện tập lại gấp rút.

Chúng tôi đến Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế đúng ngày anh chị em diễn viên khởi tập cho Hành trình mở cõi. Không khí chộn rộn từ tiếng nhạc nền vọng ra từ Duyệt Thị Đường, đến lịch tập được phân công kín trên bảng thông báo. Ông Trần Đại Dũng, Phó Giám đốc Nhà hát cho biết: “Cái khó lớn nhất là thời gian luyện tập gấp rút quá. Chúng tôi phải chia nhiều nhóm, tập ở những nơi khác nhau và chủ động tập trước những đoạn, cảnh đã được thống nhất. Kịch bản hoàn thiện đến đâu, chúng tôi chủ động điều chỉnh đến đó. Hiện nay, tinh thần của anh em diễn viên rất tốt. Ai cũng háo hức vì được tham gia trực tiếp vào Festival. Đẩy là thuận lợi lớn để chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình và góp phần vào sự thành công của Festival.”

Bài và ảnh: Đồng Văn

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Festival Huế đã trở thành thương hiệu

Festival Huế 2018 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, Huế 1 điểm đến 5 di sản” diễn ra từ ngày 27/4 đến 2/5, là nơi văn hóa trên khắp thế giới hội tụ và giao thoa. Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2018.

Festival Huế đã trở thành thương hiệu
Tính cộng đồng được phát huy tối đa

Sau sáu ngày đêm sôi động, với hàng trăm chương trình, lễ hội, suất diễn, Festival Huế lần thứ 10 - năm 2018 đã thành công, tiếp tục khẳng định thương hiệu một lễ hội hàng đầu. Báo Thừa Thiên Huế Cuối tuần có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Tiến Đạt, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Festival Huế, Phó Trưởng ban Thường trực, Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2018.

Tính cộng đồng được phát huy tối đa
Gắn kết bằng “cầu nối” văn hóa

Điều mà Festival Huế đã làm được như nhiều Đại sứ quán đánh giá, là tạo sự gắn kết giữa người dân với nhau thông qua “cầu nối” văn hóa.

Gắn kết bằng “cầu nối” văn hóa
Hơn 220.000 lượt du khách tham gia “Chợ quê ngày hội”

Lễ hội “Chợ quê ngày hội” Festival Huế 2018 chính thức bế mạc vào tối ngày 2/5 với chương trình nghệ thuật đặc sắc. Theo ban tổ chức, trong 5 ngày diễn ra, lễ hội đã thu hút hơn 220.000 lượt du khách, trong đó có hơn 12.000 lượt khách quốc tế.

Hơn 220 000 lượt du khách tham gia “Chợ quê ngày hội”
Giới thiệu sách "Tù chính trị câu lưu Côn Đảo, từ thực tiễn nhìn lại"

Sáng 2/5, Cơ quan đại diện Nhà xuất bản Quân đội nhân dân tại Đà Nẵng kết hợp với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức lễ giới thiệu sách “Tù chính trị câu lưu Côn Đảo (1957 – 1975) – Từ thực tiễn nhìn lại”. Hoạt động diễn ra tại hội trường Đại Học Huế nằm trong nội dung của Festival Huế 2018, nhằm quảng bá văn hóa đọc, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng cho các thế hệ học tập, noi theo.

Giới thiệu sách Tù chính trị câu lưu Côn Đảo, từ thực tiễn nhìn lại
Return to top