ClockThứ Sáu, 20/05/2022 07:18

Đồng Lâm hướng đến “sản xuất xanh”, bền vững

TTH - Đẩy mạnh chiến lược phát triển bền vững và “sản xuất xanh” được xem là hướng đi lâu dài trong sản xuất kinh doanh của Công ty CP Xi măng Đồng Lâm (Công ty Đồng Lâm).

Giải pháp công nghệ ở Đồng LâmỔn định sản xuất, tạo việc làm cho người lao độngVừa phòng dịch, vừa sản xuất hiệu quảĐồng Lâm hỗ trợ “mở đường” xây dựng nông thôn mớiChiến dịch bảo vệ môi trường ở Xi măng Đồng Lâm

Đầu tư công nghệ, Đồng Lâm hướng đến "sản xuất xanh", bền vững

Thân thiện môi trường

Dây chuyền công nghệ sản xuất tại Nhà máy Xi măng Đồng Lâm được lựa chọn thiết bị tiên tiến và hiện đại, công nghệ sản xuất xi măng lò quay theo phương pháp khô với tháp trao đổi nhiệt 5 tầng và buồng phân hủy TTF tiên tiến. Việc đưa vào vận hành hệ thống này giúp tiết kiệm năng lượng, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định và bảo vệ môi trường (BVMT).

Ông Phạm Phước Hiền Hòa, Phó Tổng Giám đốc sản xuất Công ty Đồng Lâm cho biết, đặc thù sản xuất của nhà máy có các công đoạn phát sinh bụi, tiếng ồn tác động đến môi trường như khâu tiếp nhận nguyên, nhiên liệu, đập nhỏ, tồn trữ, vận chuyển, nghiền mịn, đóng bao giao hàng..., nên nhà máy trang bị kho chứa kín, lắp đặt các lọc bụi túi, lọc bụi tĩnh điện để thu bụi, đảm bảo nồng độ bụi trong khí thải đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải sản xuất công nghiệp, môi trường an toàn cho người lao động và cộng đồng xung quanh.

Được chú trọng đầu tư từ đầu hệ thống buồng đốt calciner tiên tiến TTF, có tính năng vận hành khử NOx giảm phát thải. Nhà máy còn tiếp tục đầu tư bổ sung hệ thống khử NOx theo phương pháp SNCR góp phần chủ động hơn nữa trong giải pháp xử lý, nâng cao khả năng xử lý giảm hàm lượng NOx phát thải ra môi trường. Nhà máy cũng đã đầu tư cải tiến lắp đặt hệ thống tận dụng nhiệt khí thải từ lò nung để sấy máy nghiền nhằm cắt giảm hoạt động của buồng đốt phụ, giảm phát thải, tiết kiệm chi phí.

Song song với tập trung xử lý đảm bảo quy chuẩn về khí thải, chất thải rắn công nghiệp, nguy hại, ngay từ khi xây dựng nhà máy, công ty đã đầu tư lắp đặt hệ thống xử lý nước thải đồng bộ. Nhờ đó, nước thải được thu gom và chuyển đến trạm xử lý nước thải của nhà máy đảm bảo tiêu chuẩn cho phép và được tận dụng một phần để chăm sóc cây xanh.

Ngoài các giải pháp về công nghệ, thiết bị, vận hành để BVMT, nhà máy còn triển khai nhiều chương trình thử nghiệm, sử dụng nguyên liệu phụ gia khoáng là thứ phẩm của các ngành công nghiệp, góp phần giảm thiểu phát thải khí CO2.

Để tối ưu hóa sản xuất cũng như góp phần vào công tác BVMT, Xi măng Đồng Lâm sẽ đẩy nhanh công tác nghiên cứu đánh giá và hoàn thiện hơn nữa các chương trình, giải pháp cải tiến nhằm đạt được mục tiêu chính trong chiến lược sản xuất xanh, phát triển bền vững.

“Sản xuất xanh”

Theo Công ty Đồng Lâm, trong chuỗi kế hoạch phát triển về công nghệ, kỹ thuật và tối ưu hóa sản xuất, hướng đến sản xuất bền vững, Đồng Lâm cũng sẽ triển khai tận dụng tối đa nguồn nước tháo khô mỏ từ moong khai thác đá vôi để xử lý, đưa về nhà máy tái sử dụng phục vụ cho sản xuất, góp phần giải quyết vấn đề môi trường, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước, đồng thời tiết kiệm chi phí sử dụng nguồn nước sạch đang sử dụng cho sản xuất như hiện nay.

Ông Phạm Hồng Thi, Giám đốc Chất lượng Công ty Đồng Lâm khẳng định, phát triển bền vững và “sản xuất xanh” được hiểu là quá trình sản xuất sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, không gây ô nhiễm không khí, nước và đất; giảm thiểu phát sinh chất thải, giảm thiểu rủi ro cho con người và bảo vệ môi trường.

Đồng Lâm đã hoàn thành xây dựng, được chứng nhận có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2015 và hệ thống quản lý môi trường phù hợp tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001:2015. Việc duy trì và đảm bảo tính hiệu lực của các hệ thống quản lý giúp cho công ty kiểm soát quá trình sản xuất tốt hơn. Quá trình sản xuất được thực hiện theo các quy trình và hướng dẫn công việc; các quy trình và hướng dẫn công việc được xây dựng trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của các hệ thống quản lý mà công ty áp dụng nhằm đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu hóa về mặt tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng và phát sinh chất thải.

Kiểm soát quá trình còn thể hiện ở sự phân công giám sát sản xuất trên các công đoạn của dây chuyền sản xuất, hệ thống điều hành và hệ thống quản lý chất lượng. Nhờ kiểm soát quá trình sản xuất tốt hơn, công nghệ được cải thiện, công nhân sẽ làm việc với thái độ có trách nhiệm hơn, tích cực và nghiêm túc hơn… sẽ giảm được các sai lỗi, giảm chi phí nguyên vật liệu, năng lượng, giảm được số lượng và mức nhiễm bẩn cho các dòng thải.

Đồng Lâm luôn hợp lý hóa việc sử dụng nguyên vật liệu, nước và năng lượng đầu vào. Thường xuyên xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình nhằm giảm định mức tiêu hao nguyên, vật liệu và năng lượng. Hàng năm, Đồng Lâm đều xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Việc thay đổi nguyên liệu đầu vào sẽ giảm thiểu hoặc loại bỏ các nguyên, vật liệu ngày càng khan hiếm. Đồng thời cũng giảm việc tạo ra các chất thải độc hại trong quá trình sản xuất (khí CO2, Nox…). Thay đổi nguyên liệu đầu vào là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng bằng các nguyên liệu khác thân thiện với môi trường hơn. Ví dụ như tận dụng nguyên liệu là phế thải của các ngành công nghiệp khác thay cho khai thác từ thiên nhiên.

Việc cải tiến máy móc, thiết bị để giảm thiểu chất thải, ô nhiễm ngay trong điều kiện sản xuất bình thường. Bảo trì phòng ngừa giúp giảm thiểu hư hỏng đột xuất, sự cố thiết bị, phòng tránh được những tác động tiêu cực đến kế hoạch sản xuất và tác động môi trường.

Đồng Lâm thực hiện tuần hoàn nước làm mát thiết bị và đang triển khai dự án tái sử dụng nước tháo khô mỏ đá vôi nhằm giảm chi phí nước sạch cho sản xuất và giảm được lượng nước thải ra môi trường.

Đồng Lâm tiếp tục đẩy mạnh sử dụng nguyên liệu thay thế như tro bay, xỉ..., góp phần làm sạch môi trường và giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch, giảm phát thải CO2, BVMT. Việc tối ưu hóa và nâng cao hiệu suất sử dụng nhiệt năng, điện năng cũng được tính đến thông qua những giải pháp công nghệ, vận hành. Công ty đang trong quá trình triển khai dự án lắp đặt hệ thống tận dụng nhiệt khí thải lò nung để phát điện và dự kiến đưa vào vận hành năm 2023.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Không chỉ giữ bình yên, mà còn phải xanh, sạch, đẹp

Dù tất bật với nhiệm vụ giữ vững sự bình yên cho cuộc sống Nhân dân, nhưng cán bộ, chiến sĩ công an trong toàn tỉnh đã sắp xếp thời gian, công việc để tham gia “Ngày Chủ nhật xanh” với mục tiêu đặt ra là: Vì một TP. Huế không chỉ bình yên, an toàn, thân thiện, mà còn phải xanh, sạch, đẹp.

Không chỉ giữ bình yên, mà còn phải xanh, sạch, đẹp
Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững

Tiếp tục phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển toàn diện và đồng bộ các hoạt động quản lý, bảo vệ, trồng rừng, khai thác, chế biến lâm sản... trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững
ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

TIN MỚI

Return to top