Thế giới

Đông Nam Á ghi nhận khoảng 66.000 ca nhiễm COVID-19 giống chủng SARSr-CoV

ClockThứ Tư, 10/08/2022 17:12
TTH.VN - Nghiên cứu mới được công bố bởi Nature Communications vào ngày 10/8 chỉ ra rằng, ở Đông Nam Á có khoảng 66.000 bệnh nhân ghi nhận nhiễm COVID-19 có liên quan đến chủng virus gây Hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng SARS (SARSr-CoV) và gần 500 triệu người sống gần những khu vực có dơi, loài động vật là vật chủ của các loại virus này.

Châu Á - Thái Bình Dương: Lạm phát tồn tại ở mức độ khác nhau theo từng nền kinh tếĐông Nam Á: Hơn 30 triệu việc làm có thể được tạo ra từ phục hồi xanhQuốc gia Đông Nam Á lần đầu phát hiện 2 biến chủng phụ đáng ngại của Covid-19Brunei tăng cường theo dõi bệnh viêm gan cấp tính chưa rõ nguyên nhânSân bay Changi (Singapore) đặt mục tiêu là sân bay bận rộn nhất

Đại dịch COVID-19 vẫn là nỗi lo của nhiều quốc gia và khu vực, trong đó có cả khu vực Đông Nam Á. Ảnh minh họa: The Bangkok Post/TTXVN/Vietnam+

Theo đó, sự lây nhiễm virus từ dơi sang người có thể đã “bị đánh giá thấp đáng kể”, đồng thời cho biết thêm rằng việc xác lập bản đồ sinh sống của các loài dơi trong khu vực có thể hỗ trợ cho các nỗ lực xác định nguồn gốc của COVID-19.

Được biết, các nhà nghiên cứu tập trung vào 26 loài dơi, được biết đến là vật chủ chứa virus COVID-19 tương tự như SARS trong khu vực rộng 5,1 triệu km2, trải dài từ Trung Quốc đến Đông Nam Á và Nam Á. Sau đó, họ kết hợp dữ liệu về mức độ kháng thể giữa những người báo cáo có tiếp xúc với dơi.

Theo kết quả khảo sát, miền Nam Trung Quốc, Đông Bắc Myanmar, Lào và miền Bắc Việt Nam được xác định là những khu vực có sự đa dạng cao nhất về các loài dơi có ký sinh trùng SARS (SARSr-CoV).

“Theo ước tính của chúng tôi, việc ghi nhận trung bình 66.000 người bị nhiễm SARSr-CoV từ dơi mỗi năm ở Đông Nam Á là minh chứng cho sự lây lan SARSr-CoV từ dơi sang người là phổ biến trong khu vực. Đồng thời, điều này cũng đã không được phát hiện bởi các chương trình giám sát và nghiên cứu lâm sàng.

Những dữ liệu về địa lý và quy mô lây lan này có thể được sử dụng với mục tiêu thúc đẩy các chương trình giám sát và ngăn chặn sự xuất hiện của dơi CoV trong tương lai, nội dung bản báo cáo cho hay.

Được biết, dịch COVID-19 là do virus SARS-CoV-2 gây ra.

Từ cuối tháng 7 vừa qua, một nghiên cứu được công bố bởi Tạp chí Science cho biết, buôn bán động vật hoang dã vẫn là lời giải thích tốt nhất về nguồn gốc của dịch COVID-19.

Đan Lê (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Gặp mặt, giao lưu và tặng quà cho bệnh nhân Hemophilia

Ngày 17/4, Trung tâm Huyết học Truyền máu – Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với câu lạc bộ Sinh viên 5 tốt Đại học Huế, Ngân hàng Máu sống Cố đô và các nhà hảo tâm tổ chức chương trình gặp mặt, giao lưu và tặng quà cho các bệnh nhân Hemophilia.

Gặp mặt, giao lưu và tặng quà cho bệnh nhân Hemophilia
Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

Các nước trên toàn thế giới đã dành 2 năm qua để soạn thảo một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Nhưng hiện vẫn còn khá xa để đạt được đồng thuận về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống
Return to top