Thế giới

Đông Nam Á phục hồi tăng trưởng trở lại

ClockThứ Năm, 26/05/2022 17:41
TTH.VN - Siriwan Chutikamoltham, Giảng viên cao cấp tại Trường Kinh doanh Nanyang thuộc Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore cho biết, Đông Nam Á có thể phục hồi tương đối nhanh sau khi mở cửa trở lại biên giới.

Đông Nam Á vẫn chuộng giao dịch bằng tiền mặt hơn sau dịchMỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam ÁTổng thống Biden: quan hệ Mỹ - ASEAN bước sang 'kỷ nguyên mới'Đông Nam Á: Cải thiện động lực tăng trưởng theo ngành để thúc đẩy sự phục hồiNgoại trưởng Chile: Việt Nam là đối tác quan trọng tại Đông Nam Á

Nền kinh tế Đông Nam Á đang ngày càng phục hồi và tăng trưởng trở lại. Ảnh minh họa: independent.co.uk/Báo Quân đội Nhân dân

Ghi nhận tăng trưởng kinh tế

Các nền kinh tế lớn nhất khu vực bao gồm Indonesia, Thái Lan và Malaysia đều ghi nhận đạt tăng trưởng kinh tế cao hơn trong quý 1/2022. Chương trình tiêm chủng vaccine COVID-19 và nới lỏng các biện pháp phòng dịch đã hỗ trợ tăng chi tiêu của người tiêu dùng và mở rộng GDP. Ba nước này cũng nằm trong số các nhà xuất khẩu hàng hóa chủ chốt của thế giới.

Trong đó, Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á ghi nhận so với cùng kỳ năm trước, trong quý I/2022, nước này tăng trưởng 5,1%. Giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Indonesia Jiro Tominaga cho biết, nền kinh tế nước này “phục hồi nhanh chóng” sau suy thoái trong quý III/2021 và kết thúc năm này với sản lượng cao hơn so với thời kỳ trước dịch là năm 2019.

Trong một tuyên bố, Giám đốc Jiro Tominaga nhận xét rằng, Indonesia sẽ tăng trưởng trên diện rộng và điều này sẽ tăng lên trong năm 2022 khi hoạt động kinh tế tiếp tục được bình thường hóa.

Trong khi đó, nền kinh tế Thái Lan đã tăng 2,2% trong quý I/2022, cùng lúc Malaysia chứng kiến mức tăng trưởng 5%. GDP.

Siriwan Chutikamoltham, Giảng viên cao cấp tại Trường Kinh doanh Nanyang thuộc Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore cho biết, Đông Nam Á có thể phục hồi tương đối nhanh sau khi mở cửa trở lại biên giới.

Cụ thể, khu vực có một số yếu tố tăng trưởng sẽ hỗ trợ tiến trình phục hồi kinh tế của khu vực, trong đó bao gồm dân số trẻ có khả năng miễn dịch với COVID-19 tốt hơn, cộng thêm sự gia tăng của những người tiêu dùng hiểu biết về kỹ thuật số và các doanh nghiệp trực tuyến.

Tại Philippines, GDP quý đầu tiên của năm 2022 tăng 8,3% nhờ chi tiêu hộ gia đình tăng vọt 10,1%, hỗ trợ cho nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào tiêu dùng.

Khả năng đi lại được cải thiện nhiều hơn

Tại Singapore, nơi được xem là trung tâm thương mại và kinh doanh của khu vực, nền kinh tế đã tăng trưởng 3,4% trong quỹ đầu tiên.

Được biết, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng của Đông Nam Á đạt mức 4,9% trong năm nay, với ADB ghi nhận sự cải thiện và mở rộng trong lĩnh vực sản xuất và khả năng đi lại.

Ngân hàng nhìn thấy hai kịch bản tăng trưởng khác nhau trong khu vực, trong đó sự tăng trưởng mạnh mẽ sẽ được nhìn thấy ở Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore. Trong khi tăng trưởng ít khả quan hơn sẽ là ở các nền kinh tế như Brunei, Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam, bởi các nước này phụ thuộc nhiều hơn vào du lịch, tiến độ triển khai chương trình tiêm chủng vaccine COVID-19 còn chậm, hoặc quá trình sản xuất bị ảnh hưởng nặng nề do sự lây lan của đại dịch.

Việc mở cửa trở lại các biên giới có thể mang lại cơ hội cho ngành du lịch và lữ hành của khu vực – một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất do các đợt phong tỏa và hạn chế đi lại.

Tuy nhiên nhìn chung, khả năng đi lại ở Đông Nam Á vẫn còn hạn chế và yêu cầu giãn cách xã hội vẫn được áp dụng. Cụ thể, một số nước vẫn yêu cầu du khách cung cấp chứng nhận tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 và kết quả xét nghiệm âm tính còn hiệu lực. Một số nước thậm chí vẫn áp dụng yêu cầu du khách quốc tế cách ly bắt buộc vài ngày sau khi nhập cảnh.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá

Thả con giống để tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản trên sông, đầm phá là hoạt động thiết thực được duy trì hàng năm nhằm góp phần phục hồi, bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá
Return to top