ClockThứ Hai, 14/04/2014 06:05

“Du hành” phương Đông qua thời trang

Với sự tham gia của 11 quốc gia: Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Mông Cổ, Thái Lan, Nhật Bản, Malaysia, Lào, Cambodia, Myanmar, Việt Nam tăng 2 quốc gia so với kỳ festival trước. 3 NTK thời trang tên tuổi: Minh Hạnh, Võ Công Khanh, Hải Long – Thế Huy đại diện cho Việt Nam với các bộ sưu tập áo dài được thiết kế riêng cho chương trình.

Trang phục Việt Nam tại Đêm Phương Đông. Ảnh: L.Tuệ

Những mẫu trang phục độc đáo

Công phu, cầu kỳ và ấn tượng chính là phục trang Nhật Bản. Năm nay, Trung tâm văn hóa Nhật Bản phối hợp với Hội Kimono Nhật Bản mang đến chương trình 13 bộ kimono gồm: kimono furisode, kimono shiromuku và kimono yukata. Tâm điểm của phần trình diễn trang phục Nhật Bản là 10 bộ furisode dành cho thiếu nữ. Những hoạ tiết thiên nhiên (hoa, cỏ lá, trăng…), in nhuộm, thêu công phu, rực rỡ chính là hình ảnh đẹp nhất tuổi xuân thì của người con gái xứ sở Hoa Anh đào. Ông Masatoshi Mutoh, Chủ tịch Hội Kimono Nhật Bản cho biết: “Mỗi bộ kimono furisode nặng khoảng 3kg, kimono shiromuku nặng khoảng 7kg. Việc mặc kimono phải đúng quy trình, kiểu cách, mất trung bình 60 phút nên chúng tôi cử 10 thành viên trong hội giúp người mẫu mặc áo”. Phụ trách đoàn Nhật Bản tham gia chương trình nói rằng: “Chúng tôi sẽ trưng bày các bộ kimono yukata và cho người xem mặc thử. Tôi nghĩ, điều đó sẽ mang lại những cảm xúc thật hơn và khiến họ thêm yêu mến trang phục của đất nước chúng tôi”.
 
 
Đoàn Trung Quốc cũng tạo ấn tượng không kém khi mang đến Đêm Phương Đông những bộ sưu tập trưng bày trong các bảo tàng. Thái Lan khiến BTC bất ngờ khi gửi đến 15 bộ trang phục cung đình truyền thống thời kỳ vua Rama 5 và 6 làm bằng vải lụa tơ tằm (Khon Kaen) mà chỉ có hoàng hậu ở xứ Chùa Vàng mới được dùng. “Nghề dệt lụa Khon Kean được bảo tồn, gìn giữ, Thái Lan có hẳn một festival chuyên đề cho nghề truyền thống này. Festival Huế năm nay trùng với Tết năm mới Song Kran Thái Lan, chúng tôi muốn tạo một dấu ấn đặc biệt để các bạn nhớ đến trang phục Thái”. Cùng với những phụ kiện không thể thiếu: trâm vài, vòng đeo tay, dây nịt, 10 diễn viên đoàn nghệ thuật Kalasin đảm trách phần biểu diễn trang phục đất nước mình.
Hai “gương mặt mới” xuất hiện ở Đêm Phương Đông năm nay là Malaysia và Myanmar, mỗi quốc gia trình diễn 15 bộ trang phục truyền thống, đặc biệt, những người mẫu Myanmar trực tiếp trình diễn thời trang thummy.
Lấy ý tưởng từ hình ảnh rồng phụng, kỹ thuật in, thêu kết bằng tay, NTK Võ Công Khanh mang đến vẻ đẹp quý phái qua những chiếc áo dài gấm. Hai nhà thiết kế trẻ Hải Long - Thế Huy gửi đến chương trình quan điểm thời trang mới. NTK Minh Hạnh lại “chấm” pháp lam Huế và đầu tư khá kỹ cho bộ sưu tập của chị tại Đêm Phương Đông năm nay. Năm 2013, trong một lần đến Huế, chị đã gặp anh Đỗ Hữu Triết, chủ một doanh nghiệp phục dựng pháp lam Huế để tìm hiểu, tạo cảm hứng cho bộ sưu tập áo dài ấn tượng này.
 
Đa phong cách, đa cảm xúc
Đưa người xem du hành qua nhiều vùng đất, mỗi màn trình diễn trang phục là một phong cách khác nhau. Lào hiền hòa mộc mạc với chất liệu thổ cẩm. Mông Cổ phóng khoáng, mạnh mẽ. Hàn Quốc nhẹ nhàng nhưng vẫn rực rỡ. Nhật Bản kiểu cách và sang trọng. Việt Nam tinh tế, quyến rũ… Không cần lời dẫn, không phiên dịch, văn hóa phương Đông đến với khán giả một cách nhẹ nhàng qua sự ngôn ngữ thời trang.

Trang phục các nước trong Đêm Phương Đông. Ảnh: L.Tuệ

 
Cảm xúc dâng trào khiến nhiều khán giả không thể điềm đạm thưởng thức trên chiếu hoa. Họ ồ lên thú xị, xuýt xoa vì thích thú và vỗ những tràng pháo tay mỗi khi kết thúc một màn trình diễn. Mệ Nguyễn Thị Lan, một người dân ở Huế nói: “Kỳ festival trước tui có coi và mê chương trình ni lắm. Chỉ xem thôi mà mình cảm nhận được bao nhiêu điều về văn hóa các nước. Tui sẽ coi lại một lần nữa cho thỏa thích”.
Những người mẫu trong Đêm Phương Đông cũng mang đến nhiều bất ngờ bởi sự đa dạng trong cách thể hiện. Nhiều đoàn nước ngoài đưa chính người mẫu chuyên nghiệp đến song cũng có quốc gia, người bước trên sàn diễn chỉ là những người ngoại đạo với thời trang. Thế nhưng ai được trình diễn trên sân khấu trước Điện Thái Hòa trong đêm văn minh Phương Đông hội tụ đều hồi hộp và hãnh diện. Một người mẫu Việt Nam chia sẻ: “Mình đã tham gia Đêm Phương Đông lần thứ ba nhưng vẫn thấy hồi hộp và cảm giác khó tả khi được mặc phục trang của đất nước khác”.
Trong không gian huyền ảo Điện Thái Hòa điểm tô bằng những chiếc đèn lồng huyền ảo, khán giả được du hành từ vùng đất này đến vùng đất khác một cách mê hoặc. Đêm Phương Đông sẽ còn trở lại vào các ngày 15, 16, 18-4.
Tuệ Ninh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Festival Huế đã trở thành thương hiệu

Festival Huế 2018 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, Huế 1 điểm đến 5 di sản” diễn ra từ ngày 27/4 đến 2/5, là nơi văn hóa trên khắp thế giới hội tụ và giao thoa. Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2018.

Festival Huế đã trở thành thương hiệu
Tính cộng đồng được phát huy tối đa

Sau sáu ngày đêm sôi động, với hàng trăm chương trình, lễ hội, suất diễn, Festival Huế lần thứ 10 - năm 2018 đã thành công, tiếp tục khẳng định thương hiệu một lễ hội hàng đầu. Báo Thừa Thiên Huế Cuối tuần có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Tiến Đạt, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Festival Huế, Phó Trưởng ban Thường trực, Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2018.

Tính cộng đồng được phát huy tối đa
Gắn kết bằng “cầu nối” văn hóa

Điều mà Festival Huế đã làm được như nhiều Đại sứ quán đánh giá, là tạo sự gắn kết giữa người dân với nhau thông qua “cầu nối” văn hóa.

Gắn kết bằng “cầu nối” văn hóa
Hơn 220.000 lượt du khách tham gia “Chợ quê ngày hội”

Lễ hội “Chợ quê ngày hội” Festival Huế 2018 chính thức bế mạc vào tối ngày 2/5 với chương trình nghệ thuật đặc sắc. Theo ban tổ chức, trong 5 ngày diễn ra, lễ hội đã thu hút hơn 220.000 lượt du khách, trong đó có hơn 12.000 lượt khách quốc tế.

Hơn 220 000 lượt du khách tham gia “Chợ quê ngày hội”
Giới thiệu sách "Tù chính trị câu lưu Côn Đảo, từ thực tiễn nhìn lại"

Sáng 2/5, Cơ quan đại diện Nhà xuất bản Quân đội nhân dân tại Đà Nẵng kết hợp với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức lễ giới thiệu sách “Tù chính trị câu lưu Côn Đảo (1957 – 1975) – Từ thực tiễn nhìn lại”. Hoạt động diễn ra tại hội trường Đại Học Huế nằm trong nội dung của Festival Huế 2018, nhằm quảng bá văn hóa đọc, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng cho các thế hệ học tập, noi theo.

Giới thiệu sách Tù chính trị câu lưu Côn Đảo, từ thực tiễn nhìn lại
Return to top