ClockChủ Nhật, 15/04/2012 12:06

Đưa nghệ thuật đến với cộng đồng

Những ngày này, người dân và du khách đi qua tuyến đường từ Đàn Nam Giao đến Lăng Tự Đức tỏ ra thích thú khi chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật được dựng, treo một cách độc đáodọc đường. Ai đi qua cũng ngoái lại nhìn, dù vội. Nhiều người dừng lại xem, chụp ảnh. Phương Loan, du khách đến từ TP. Hồ Chí Minh cho biết: “Trên đường lên thăm Lăng Tự Đức, tôi rất ngạc nhiên khi thấy tranh treo đầy đường. Một thế giới sắc màu đầy cảm xúc làm con đường này nên thơ hơn”. Những bức tranh sặc sỡ được sắp đặt bên đường, treo bên cổng nhà dân, cổng chùa hay trên cây, thậm chí đặt ở ven nghĩa địa hiu quạnh... đã tạo nên sắc màu vui tươi cho những con đường này.


Đường Lê Ngô Cát đầy tranh đem lại cho người đi đường sự ngạc nhiên thú vị

Tiếp nối thành công từ phố tranh Festival Huế 2010, phố tranh năm nay trưng bày 2012 tác phẩm hội họa trên tuyến đường dài hơn 3 km, bắt đầu từ đầu đường Lê Ngô Cát kéo dài qua đường Đoàn Nhữ Hải và Huyền Trân Công Chúa. Phố tranh do nhóm họa sĩ Zero Studio gồm: Nguyễn Duy Hiền, Trần Hữu Nhật, Nguyễn Hoàng Việt và những người bạn đến từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh thực hiện. Sở dĩ họ chọn con số 2012 là để chào mừng Festival và Năm Du lịch quốc gia 2012. Ngay sau khi phố tranh Festival Huế 2010 vừa khép lại, những ý tưởng cho phố tranh Festival 2012 đã được nhóm nghệ sĩ Zero Studio ấp ủ, hình thành và thầm lặng sáng tác từ đó đến nay. Sau 2 năm miệt mài sáng tác, họ đã không lỗi hẹn với công chúng yêu nghệ thuật khi ra mắt phố tranh đúng vào ngày khai mạc festival.
 
2012 bức tranh vẽ về đất nước, con người Việt Nam, đặc biệt là bản sắc Huế, như: phong cảnh, tĩnh vật, trừu tượng, bán trừu tượng... được thể hiện bằng nhiều chất liệu: sơn dầu, sơn mài, acrylic, tổng hợp... Họa sĩ Nguyễn Duy Hiền chia sẻ: “Sự đa dạng, phong phú về chủ đề, thể loại sẽ khiến cho công chúng - những người am hiểu lẫn không am hiểu về nghệ thuật vẫn hiểu khi xem tranh. Bởi, mục đích của chúng tôi là đưa nghệ thuật đến với cộng đồng”.
 

Du khách tập làm "họa sĩ" tại phố tranh
 
Từ quan niệm nghệ thuật phải hướng về cộng đồng, ngoài không gian trưng bày, nhóm Zero Studio còn tạo một không gian mở khi dành một số tấm toan trắng để mọi người có thể tự làm “họa sĩ”. Nhiều du khách nước ngoài đã đến tham gia vẽ tranh. Đây cũng là tính cộng đồng của phố tranh mà nhóm Zero Studio muốn mang lại cho công chúng, nhằm đưa công chúng trở thành chủ thể của phố tranh, xóa nhòa khoảng cách giữa mỹ thuật với mọi tầng lớp công chúng.
 
Đến với phố tranh festival lần này, công chúng yêu nghệ thuật còn được xem nghệ thuật trình diễn trực tiếp của các họa sĩ tên tuổi, như: Lương Xuân Đoàn, Chế Công Lộc, Lê Kinh Tài, Vĩnh Phối… đến từ 3 miền Bắc - Trung – Nam, các họa sĩ tự do ở Huế và hơn 100 em học sinh, sinh viên mỹ thuật vẽ tập thể trên một tác phẩm có chiều dài hơn 25m, rộng 3m.

Đây là tâm huyết lớn của những người nghệ sĩ muốn góp công sức vào sự thành công của festival. Họa sĩ Nguyễn Duy Hiền tâm sự: “Với tình cảm, trách nhiệm của người Huế, chúng tôi muốn đóng góp một phần bé nhỏ của mình vào sự thành công của Festival Huế 2012”. Mong muốn đó đã trở thành hiện thực khi phố tranh là một trong những điểm nhấn thi vị của festival, là điểm đến của những ai quan tâm, yêu mến nghệ thuật cộng đồng.

 

Trang Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Festival Huế đã trở thành thương hiệu

Festival Huế 2018 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, Huế 1 điểm đến 5 di sản” diễn ra từ ngày 27/4 đến 2/5, là nơi văn hóa trên khắp thế giới hội tụ và giao thoa. Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2018.

Festival Huế đã trở thành thương hiệu
Tính cộng đồng được phát huy tối đa

Sau sáu ngày đêm sôi động, với hàng trăm chương trình, lễ hội, suất diễn, Festival Huế lần thứ 10 - năm 2018 đã thành công, tiếp tục khẳng định thương hiệu một lễ hội hàng đầu. Báo Thừa Thiên Huế Cuối tuần có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Tiến Đạt, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Festival Huế, Phó Trưởng ban Thường trực, Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2018.

Tính cộng đồng được phát huy tối đa
Gắn kết bằng “cầu nối” văn hóa

Điều mà Festival Huế đã làm được như nhiều Đại sứ quán đánh giá, là tạo sự gắn kết giữa người dân với nhau thông qua “cầu nối” văn hóa.

Gắn kết bằng “cầu nối” văn hóa
Hơn 220.000 lượt du khách tham gia “Chợ quê ngày hội”

Lễ hội “Chợ quê ngày hội” Festival Huế 2018 chính thức bế mạc vào tối ngày 2/5 với chương trình nghệ thuật đặc sắc. Theo ban tổ chức, trong 5 ngày diễn ra, lễ hội đã thu hút hơn 220.000 lượt du khách, trong đó có hơn 12.000 lượt khách quốc tế.

Hơn 220 000 lượt du khách tham gia “Chợ quê ngày hội”
Giới thiệu sách "Tù chính trị câu lưu Côn Đảo, từ thực tiễn nhìn lại"

Sáng 2/5, Cơ quan đại diện Nhà xuất bản Quân đội nhân dân tại Đà Nẵng kết hợp với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức lễ giới thiệu sách “Tù chính trị câu lưu Côn Đảo (1957 – 1975) – Từ thực tiễn nhìn lại”. Hoạt động diễn ra tại hội trường Đại Học Huế nằm trong nội dung của Festival Huế 2018, nhằm quảng bá văn hóa đọc, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng cho các thế hệ học tập, noi theo.

Giới thiệu sách Tù chính trị câu lưu Côn Đảo, từ thực tiễn nhìn lại
Return to top