Thế giới

Đức và Canada tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề về năng lượng

ClockThứ Ba, 23/08/2022 09:48
Mặc dù là nước sản xuất lớn về khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) song Canada chưa thể đưa ra giải pháp cho tình trạng thiếu hụt năng lượng của Đức do nước này chưa có hệ thống cơ sở hạ tầng để vận chuyển.

Đức: Xóa sổ nhà máy nhiệt điện chạy bằng than vào năm 2038

Thủ tướng Đức Olaf Scholz hội đàm với người đồng cấp Canada Justin Trudeau. Nguồn: AP

Trong khuôn khổ chuyến thăm Canada 3 ngày, Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 22/8 đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Justin Trudeau thảo luận về việc tăng cường quan hệ song phương, đặc biệt tìm kiếm các giải pháp năng lượng ngắn hạn bằng khí đốt cũng như thăm dò các nguồn năng lượng sạch hơn về lâu dài như hydro xanh.

Phát biểu tại cuộc họp báo chung ở Montreal, Thủ tướng Canada Justin Trudeau bày tỏ lạc quan về các dự án đầu tư cùng có lợi cũng như hai bên hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga hiện nay.

Với tư cách là đối tác quan trọng của Đức trong Nhóm các nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G7), Thủ tướng Trudeau đã thúc đẩy các kế hoạch để đưa Canada trở thành nền kinh tế trung hòa khí thải carbon, đồng thời là một nhà cung cấp năng lượng toàn cầu lớn.

Mặc dù là nước sản xuất lớn về khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), song Canada chưa thể đưa ra giải pháp cho tình trạng thiếu hụt năng lượng của Đức trong mùa Đông tới do nước này chưa có hệ thống cơ sở hạ tầng cho việc vận chuyển.

Tuy nhiên, ông Trudeau khẳng định Canada sẵn sàng dỡ bỏ các rào cản pháp lý đối với các dự án xuất khẩu LNG.

Ông nói: “Chúng tôi đang thăm dò các phương án để xem việc xuất khẩu LNG có hợp lý hay không và liệu có cách nào cho phép xuất khẩu LNG trực tiếp sang châu Âu không."

Về phần mình, ông Scholz đã đề cập đến cả hai loại hình năng lượng, cho rằng Đức phải nỗ lực hết sức trong tương lai.

Ông nhấn mạnh để đạt được mục tiêu này, mục tiêu của chính phủ là đưa Đức trở thành nền kinh tế trung hòa khí thải carbon vào năm 2050 và Canada sẽ đóng vai trò là nước phát triển hàng đầu về công nghệ hydro xanh.

Ngoài các vấn đề hợp tác song phương, hai bên cũng thảo luận về tình hình Ukraine và một số vấn đề quốc tế khác.

Sau Montreal, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Phó thủ tướng, Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck cùng đại diện nhiều doanh nghiệp Đức sẽ tới thủ phủ kinh tế Toronto và cuối cùng là Newfoundland ở miền Đông Canada.

Dự kiến, tại Toronto, ông Scholz sẽ cùng ông Trudeau tham dự Diễn đàn kinh tế Đức-Canada. Trong chặng dừng chân tại Stephenville ở Newfoundland, các đại diện hai bên sẽ ký kết một thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực hydro tại vùng phát triển mạnh về công nghệ này của Canada.

Với diện tích gần 10 triệu km2, Canada - quốc gia lớn thứ hai thế giới về diện tích (sau Nga), là đối tác quan trọng của Đức trong nhóm G7 và NATO.

Hiện nền kinh tế Đức đang kỳ vọng vào việc Quốc hội nước này sẽ phê chuẩn Hiệp định thương mại giữa Liên minh châu Âu (EU) và Canada (CETA) vào mùa Thu này, coi đây sẽ là cú kích cho quan hệ thương mại song phương.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải pháp thực hiện bền vững chính sách tiền lương mới

Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế-xã hội; liên quan trực tiếp các cân đối lớn của nền kinh tế, thị trường lao động và đời sống người hưởng lương. Ðây là nguồn lực, là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước, góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Giải pháp thực hiện bền vững chính sách tiền lương mới
Phẫu thuật tim miễn phí cho 13 trẻ em Gia Lai

Chiều 28/3, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Huế tiến hành phẫu thuật cho nhóm bệnh nhi Gia Lai. Đây là các trường hợp được Quỹ Friedens Kinder (Đức) tài trợ chi phí mổ.

Phẫu thuật tim miễn phí cho 13 trẻ em Gia Lai
Return to top