ClockThứ Hai, 01/08/2022 14:47

Đừng để rác ở lại

Hành động nhỏ, ý nghĩa lớnViệc làm nhỏ, ý nghĩa lớn

Rác còn lại sau một sự kiện được tổ chức mới đây

Mới đây, đưa con đến rạp xem một bộ phim hoạt hình khá nổi tiếng mới thấy không khí đã rộn ràng trở lại ở các rạp phim. Đó là điều đáng mừng sau gần hai năm các rạp phim phải đóng cửa, hoặc hoạt động cầm chừng do dịch bệnh.

Chúng tôi chọn suất chiếu sớm 8h20 sáng để khi phim kết thúc cũng đến giờ cơm trưa. Sau khi mua vé, cộng nước ngọt, bắp rang bơ, chúng tôi được hướng dẫn đến phòng chiếu số 2. Gần đến giờ chiếu nên khán giả ngồi kín phòng và đa số là trẻ em. Nhiều trong số đó đi cùng phụ huynh. Họ cũng mua bắp và nước ngọt như chúng tôi.

Bộ phim rất thú vị, hài hước. Hai đứa con của tôi rất vui và hài lòng. Trên đường về chúng cứ huyên thuyên về các nhân vật, những câu thoại đang là “trend” trên Tiktok. Thế nhưng, chúng cũng nói nhiều về những người ngồi bên cạnh khi đứng dậy rời đi sau khi phim kết thúc đã để rác, nhiều rác. Không chỉ là ly nước uống dở, bịch bắp ăn chưa hết mà có người còn mang cả hạt dưa vào ăn và xả vỏ đầy sàn nhà. Có vài người cũng mang ly nước và túi bắp ra ngoài nhưng không bỏ vào thùng rác, mà để trên ghế chờ phía trước phòng chiếu phim.

Bao giờ cũng thế, khi ăn chưa hết bắp hoặc uống chưa hết nước, các con tôi luôn mang về để tránh lãng phí. Nếu đã dùng hết chúng rất cẩn thận mang bỏ vào thùng rác nên khi thấy cảnh xả rác bừa bãi, các cháu rất bức xúc. Có hôm chúng ở lại giúp nhân viên nhặt  rác. Tôi khuyến khích điều đó nhưng nó sẽ chỉ là cách tạm thời, bởi chúng không thể làm giúp việc đó mãi mà phải đến từ ý thức của khách hàng. Hơn hết là từ phụ huynh, người làm cha mẹ nên ý thức và nhắc nhở con cái giữ vệ sinh nơi công cộng. Điều đó phải được bắt đầu từ những hành động cụ thể và có thể rất nhỏ như bỏ rác đúng nơi quy định. Có như thế mới dần thay đổi hành vi, thói quen và nhận thức của con trẻ trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, nhất là mới đây, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 45 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, với mức xử phạt từ 500.000 đồng - 1 triệu đồng (Nghị định có hiệu lực từ ngày 25/8), đối với hành vi không phân loại chất thải rắn sinh hoạt, không sử dụng bao bì chứa rác.

Có thể việc xử phạt chưa áp dụng ngay với những hành vi không phân loại rác hoặc không sử dụng bao bì chứa rác, nhưng đó cũng là cơ hội tốt để người dân tập làm quen với việc phân loại rác và bỏ rác đúng nơi quy định. Đó là chuyện trước mắt, còn về lâu dài, việc áp dụng các biện pháp xử phạt theo quy định là tất yếu để tiến tới loại bỏ những thói quen xấu, xả rác không đúng nơi quy định. Đó cũng là cách cần thiết để từ thành phố đến các vùng quê không còn tình trạng xả rác bừa bãi và hình ảnh về các lễ hội, khu du lịch, các hoạt động văn hóa, thể thao... sẽ không vì rác mà xấu đi.

LINH ĐAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thăm nhà máy xử lý rác Phú Sơn

Nhà máy xử lý rác Phú Sơn (xã Phú Sơn, TX. Hương Thủy) do Công ty TNHH Năng lượng môi trường EB đầu tư xây dựng, với kinh phí khoảng 1.700 tỷ đồng. Nhà máy đã chính thức đi vào hoạt động cuối tháng 1/2024, góp phần rất quan trọng giải bài toán đầu ra cho việc xử lý rác thải hiệu quả và đảm bảo môi trường ở Thừa Thiên Huế - vấn đề nhức nhối của địa phương khi các bãi chôn lấp rác ở Thủy Phương đã đầy và cuộc sống người dân bị đảo lộn bởi mùi hôi thối từ các hố chôn lấp.

Thăm nhà máy xử lý rác Phú Sơn
Biến rác thành .. tiền

Rất vui khi cuối năm 2023, nhà máy đốt rác - phát điện tại Phú Sơn (Hương Thủy) do Công ty TNHH Năng lượng môi trường EB đầu tư xây dựng gần 1.700 tỷ đồng trên diện tích hơn 11ha đi vào hoạt động. Nhà máy này được sử dụng công nghệ đốt rác bằng lò ghi đa cấp - phát điện phù hợp với Quy chuẩn QCVN 61MT/2016/BTNMT, tiêu chuẩn khí thải đáp ứng theo tiêu chuẩn châu Âu; xử lý nước rỉ rác và tuần hoàn sử dụng trong hoạt động không phát tán mùi hôi, giải quyết việc ô nhiễm mùi ra môi trường.

Biến rác thành  tiền
Vệ sinh rác, bèo để ổn định sau lũ

Sau các đợt lũ liên tiếp, bèo, rác ứ đọng trên các sông, hồ, cầu, cống… rất nhiều, làm dòng chảy khó lưu thông, nhất là khi nước rút, ảnh hưởng đến tốc độ rút lũ của công trình. Vì thế, ngoài tập trung vệ sinh trên bộ, trên cạn, một số nơi, người dân chủ động ra quân khơi thông cầu, cống, vệ sinh ao, hồ.

Vệ sinh rác, bèo để ổn định sau lũ
TP.Huế tiếp nhận gần 140 bộ thùng phân loại rác từ WWF-Việt Nam

Sáng 11/11, UBND TP. Huế phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) tổ chức tập huấn hướng dẫn về phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại nguồn và tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ Môi trường 2020. Tham dự có lãnh đạo thành phố và hơn 500 đại biểu đến từ các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, UBND 36 phường xã trên địa bàn.

TP Huế tiếp nhận gần 140 bộ thùng phân loại rác từ WWF-Việt Nam

TIN MỚI

Return to top