ClockThứ Hai, 16/04/2012 10:38

Festival Huế 2012 và sự cảm nhận đa chiều

Mà ông trời cũng thật trêu ngươi, vài hôm trước khai mạc, bầu trời trong veo, nắng chan hòa khắp nẻo, vậy mà đến ngày khai mạc lại thì lại mây đen vần vụ. Nhìn lên trời cao cứ như một túi nước khổng lồ sẵn sàng đổ ập xuống bất cứ khi nào. Rồi trời cũng mưa thật, không dữ dằn, xối xả nhưng cũng đủ làm bao người thót tim và chỉ kết thúc khi lễ hội bắt đầu để cho Festival Huế 2012 có được một trong những đêm khai mạc được đánh giá “thiên thời” và thành công nhất trong 7 kỳ Festival Huế. Cũng là chuyện thời tiết, Festival Huế 2012 có những ngày khởi đầu trong nỗi lo mưa lớn có thể ập đến bất kỳ lúc nào để sau đó tiếp tục là những ngày nắng đẹp tưng bừng khiến lòng người càng thêm rộn rã. Và tôi đã nghĩ đến câu chuyện đầu tiên của Festival Huế 2012 là câu chuyện về nắng - mưa với những cảm xúc âu lo, mừng vui và nó đã tạo nên một bản sắc rất riêng của lễ hội văn hoá xứ Huế.

Chính Festival Huế đã “lôi” tôi, một kẻ không thích những xô bồ ở đám đông ra khỏi nhà, là một cảm nhận có thật. Bình thường tôi không muốn rời nhà vào ban đêm. Một phần bởi do tuổi đã cao, hơn nữa về đêm Huế cũng thật buồn. Nó khác xa cái cảm giác khi Festival vào hội. Là một người muốn khám phá, tôi thích nhiều cái lạ và Festival Huế là dịp mà mỗi người dân Huế có thể ở ngay trên mảnh đất mình sinh ra cũng có thể cảm nhận được sự phong phú, đa dạng đến bất ngờ của những sắc màu văn hoá.

Nhớ lại những kỳ Festival Huế lần đầu tiên được tổ chức, tôi như một gã nhà quê, nhìn thấy cái gì cũng lạ, cũng ham vậy là “chạy xô”. Món nào cũng thử tý, thử tý, rồi bội thực, rồi chán. Festival Huế 2012, tôi chọn cung An Định làm điểm đến hằng đêm. Phải nói rằng, so với mọi kỳ Festival trước đây, biệt cung An Định mùa lễ hội này ít được chú ý trang hoàng, tạo sự chú ý cho du khách nhưng các sân khấu thì lại đông hơn, vui hơn và người xem cũng “chuyên nghiệp” hơn. Chính ở cái sân khấu có vẻ khiêm tốn đó, tôi đã có dịp thưởng thức những chương trình nghệ thuật đem lại những cảm xúc rất lạ và mới mẻ. Đầu tiên, nó đến từ những loại hình nghệ thuật mà trước đây một kẻ như tôi đi lại cũng đã khá nhiều chỉ mới được nghe kể hay được xem trên màn hình. Khó có thể nói rằng mình đã cảm thụ được rõ ràng và đầy đủ sự tinh tế, sâu sắc khi nghe nhạc của Smooth hay xem nhóm Jazz Combo box đến từ Pháp, cũng như phong cách biểu diễn và chất giọng dị kỳ của ca sĩ kiêm nhạc sĩ da màu Senegal- Naby Ibrahima Condé, hay thế giới âm thanh kỳ ảo của Tim Exile (Anh). Vậy nhưng, nói như ai đó, âm nhạc không có sự ngăn chia. Cũng như nhiều người, tôi đã bị chinh phục bởi những thanh âm lạ, những khám phá đầu tiên và cũng bởi sự hết mình của những nghệ sĩ trên sân khấu. Chính Naby Ibrahima Condé với một nền văn hoá còn quá xa lạ nhưng đã “cháy hết mình” trên sàn diễn đã làm khuấy động tất cả khiến cho rất nhiều người Huế mình vốn khép kín cũng như “có lửa” và rồi họ đã… nhảy như chưa bao giờ được nhảy. Xem Naby Ibrahima Condé hay Jazz Combo box biểu diễn, tôi chợt hiểu hơn sự nhọc nhằn và niềm đam mê của những người làm nghệ thuật.

Tôi cũng nghĩ rằng, chính sân diễn Festival Huế 2012 với những khán giả đông nghịt và đầy háo hức đã là chất xúc tác để cho những nghệ sĩ tài danh kia có được những phút giây nghệ thuật thăng hoa.

Điều khó có thể phủ nhận là Festival Huế đem đến cho mọi người quá nhiều sự lựa chọn. Có lẽ cũng chính vì thế mà đó đây có không ít ý kiến cho rằng, đó là sự ôm đồm không cần thiết và hơn thế là sự lãng phí. Thì biết làm sao được, bởi vì chỉ có thế mới đúng với tinh thần của một festival văn hoá. Cũng là những “món ăn âm nhạc”, khách từ xa đến khát khao được cảm nhận bản sắc văn hoá Việt, văn hoá Huế thì nơi đến sẽ là những sân khấu cung đình Huế hay âm nhạc Trịnh Công Sơn rất riêng tư của vườn Cơ Hạ. Với lớp trẻ là những sân khấu sôi động, còn với người một thuở ở quê hương sẽ lại tìm thấy âm thanh của mình ở một sân khấu quê bên chân cầu ngói Thanh Toàn hay ở làng cổ Phước Tích. Cũng vậy, người già muốn được sống lại không khí của một lễ hội Tế Giao năm nào còn lại rất mờ nhạt trong ký ức, trong khi những trẻ em lên mười lên năm lại đặc biệt vui thích bên những cánh diều tuổi thơ hay những mô hình biểu diễn máy bay bên dòng sông Hương thơ mộng. Festival Huế được xem là sự kiện văn hoá lớn được tổ chức nhằm mục đích tôn vinh các giá trị văn hoá Huế thì đây không có sự so sánh, tôn vinh nào xác thực hơn khi nó được đặt trong không gian văn hoá đa sắc màu đến từ những vùng miền khắp nơi trên thế giới.

Nếu được phép chọn một vài sự kiện tiêu biểu cho Festival Huế 2012, tôi không ngần ngại dừng lại ở lễ hội “Chợ quê ngày hội” và lễ hội đường phố của các nước Đông Á và Mỹ Latinh trên đường phố Huế. Nhớ ở Festival Huế lần thứ 2 khi lần đầu “Chợ quê ngày hội” được tổ chức, tôi cảm thấy lo, sợ rằng khó có thể tìm được sự ráp nối và tính tương đồng với những hoạt động của lễ hội mang tính dân dã này với những lễ hội còn lại chủ yếu có bối cảnh không gian đô thị. Thế rồi, khi thấy không ít những ông tây, bà đầm cùng không ít khách du lịch và ngay cả những người như tôi đang sống ngay ở quê nhà nườm nượp ven theo con đường làng quanh co về với lễ hội quê, tôi đã như hiểu hơn những giá trị văn Huế bình dị, mộc mạc kia đã có một sức hút kỳ lạ trong việc khơi dậy tính hiếu kỳ và khát vọng khám phá của bao người. Đã qua 6 kỳ tổ chức, “Chợ quê ngày hội” Festival Huế 2012 đã đông vui hơn, nhiều sắc màu và rộn ràng hơn nhưng vẫn giữ nguyên được những bản sắc vốn có là một thành công lớn. Còn với lễ hội đường phố, tôi lại có một cảm nhận về hình ảnh một xứ Huế mới sôi động, đa sắc màu và trẻ trung. Đã có rất nhiều người cứ muốn mãi giữ nguyên về một hình ảnh xứ Huế yên tĩnh, sợ rằng sự rộn ràng kia làm mất đi bản sắc Huế. Tôi lại nghĩ khác, vẫn cần có thêm một hình ảnh mới trẻ trung và sôi động về xứ Thần kinh như sự điểm tô cho những giá trị văn hoá Huế. “Lôi” được người dân Huế ra đường trong các lễ hội đường phố không quá nhiều sự tốn kém là một thành công lớn đáng ghi nhận của Festival Huế 2012. Nó là minh chứng cho mục tiêu đưa “di sản hội nhập và phát triển”.

Đi dự lễ hội là đi tìm sự vui vẻ và phút giây thanh thản. Hãy dành thời gian cho những cuộc vui, cho những trải nghiệm thú vị, hướng tâm hồn mình đến những điều hay và sự khám phá đẹp. Tôi nghĩ, cũng như tôi, đó cũng là tâm thế của nhiều người và họ đã có thể thực sự thoả mãn khi đến với Festival Huế 2012, một lễ hội của rất nhiều lễ hội, có nhiều góc vẻ, cảm xúc, sắc màu và sự lựa chọn phong phú.

Đan Duy

Festival Huế 2012 quyến rũ với lễ hội Áo dài.

Rực rỡ đêm khai mạc Festival Huế 2012

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Festival Huế đã trở thành thương hiệu

Festival Huế 2018 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, Huế 1 điểm đến 5 di sản” diễn ra từ ngày 27/4 đến 2/5, là nơi văn hóa trên khắp thế giới hội tụ và giao thoa. Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2018.

Festival Huế đã trở thành thương hiệu
Tính cộng đồng được phát huy tối đa

Sau sáu ngày đêm sôi động, với hàng trăm chương trình, lễ hội, suất diễn, Festival Huế lần thứ 10 - năm 2018 đã thành công, tiếp tục khẳng định thương hiệu một lễ hội hàng đầu. Báo Thừa Thiên Huế Cuối tuần có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Tiến Đạt, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Festival Huế, Phó Trưởng ban Thường trực, Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2018.

Tính cộng đồng được phát huy tối đa
Gắn kết bằng “cầu nối” văn hóa

Điều mà Festival Huế đã làm được như nhiều Đại sứ quán đánh giá, là tạo sự gắn kết giữa người dân với nhau thông qua “cầu nối” văn hóa.

Gắn kết bằng “cầu nối” văn hóa
Hơn 220.000 lượt du khách tham gia “Chợ quê ngày hội”

Lễ hội “Chợ quê ngày hội” Festival Huế 2018 chính thức bế mạc vào tối ngày 2/5 với chương trình nghệ thuật đặc sắc. Theo ban tổ chức, trong 5 ngày diễn ra, lễ hội đã thu hút hơn 220.000 lượt du khách, trong đó có hơn 12.000 lượt khách quốc tế.

Hơn 220 000 lượt du khách tham gia “Chợ quê ngày hội”
Giới thiệu sách "Tù chính trị câu lưu Côn Đảo, từ thực tiễn nhìn lại"

Sáng 2/5, Cơ quan đại diện Nhà xuất bản Quân đội nhân dân tại Đà Nẵng kết hợp với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức lễ giới thiệu sách “Tù chính trị câu lưu Côn Đảo (1957 – 1975) – Từ thực tiễn nhìn lại”. Hoạt động diễn ra tại hội trường Đại Học Huế nằm trong nội dung của Festival Huế 2018, nhằm quảng bá văn hóa đọc, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng cho các thế hệ học tập, noi theo.

Giới thiệu sách Tù chính trị câu lưu Côn Đảo, từ thực tiễn nhìn lại
Return to top