ClockThứ Năm, 26/04/2018 20:23

Festival Huế 2018: Hội tụ và tôn vinh di sản

TTH.VN - Chiều 26/4, Ban tổ chức Festival Huế 2018 tổ chức buổi họp báo khai mạc Festival Huế 2018. Đến dự và chủ trì buổi họp báo có ông Nguyễn Thái Sơn, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Festival Huế 2018.

“Huế vàng son”Văn nghệ sĩ góp sức cho thành công của Festival Huế 2018Gấp rút chuẩn bị cho Festival HuếTiếp cận Festival Huế bằng ứng dụng thông minhVietcombank là nhà tài trợ Đồng của Festival Huế 2018

Ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Festival Huế 2018 phát biểu tại buổi họp báo

Kế thừa và phát huy thành công của các kỳ trước đây, Festival Huế 2018 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, Huế - 1 điểm đến 5 di sản” diễn ra từ ngày 27/4 đến hết ngày 02/5, được tổ chức đúng vào dịp kỷ niệm 25 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới (1993-2018); 15 năm Nhã nhạc Cung đình Huế được UNESCO công nhận là Kiệt tác di sản văn hóa Phi vật thể và Truyền khẩu của nhân loại (2003-2018).

Ông Huỳnh Tiến Đạt, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Festival Huế, Phó Trưởng ban Thường trực Ban tổ chức cho hay, Festival Huế 2018 sẽ quy tụ những chương trình nghệ thuật đặc sắc, mang dấu ấn của những vùng văn hoá tiêu biểu của Việt Nam với 15 nhà hát, đoàn nghệ thuật và nhóm nghệ sĩ Việt Nam; cùng với 24 đoàn nghệ thuật đến từ 19 quốc gia trên thế giới (châu Á: 9 quốc gia, gồm: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Philippines, Sri Lanka, Mông Cổ, Israel và Việt Nam; châu Âu: 7 quốc gia, gồm: Pháp, Bỉ, Nga, Slovakia, Đan Mạch, Ba Lan, Tây Ban Nha; châu Mỹ: 2 quốc gia, gồm: Colombia và Mexico; châu Đại Dương có Australia và châu Phi có Ma Rốc).

Tổng cộng có 1.296 nghệ sĩ; trong đó có 388 nghệ sĩ quốc tế, 398 nghệ sĩ trong nước, 510 diễn viên không chuyên trong tỉnh tham gia biểu diễn 38 chương trình nghệ thuật với nhiều loại hình phong phú, đa sắc màu ở các sân khấu trung tâm thành phố và các huyện thị trong tỉnh.

Phóng viên đặt câu hỏi với ban tổ chức

Festival Huế có những chương trình chính: lễ Khai mạc, lễ Tế Giao; chương trình nghệ thuật “Văn hiến Kinh kỳ”; dạ tiệc Hoàng Cung; lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa; liên hoan Hát văn, hát Chầu văn Toàn quốc năm 2018; chương trình Âm nhạc Trịnh Công Sơn; chương trình nghệ thuật “Âm vọng sông Hương; chương trình nghệ thuật “Tỏa sáng niềm tin”; chương trình Áo dài “Huế vàng son”; lễ Bế mạc. Bên cạnh, còn có các sự kiện, chương trình hưởng ứng, các chương trình xã hội hóa, các hoạt động văn hóa cộng đồng.

Festival Huế 2018 tiếp tục nhận sự đồng hành và tham gia tài trợ của nhiều doanh nghiệp, như: Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam; Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam; Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam; Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Tập đoàn Vingroup, Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam – Vietravel...

Đến chiều 26/4 đã có gần 600 phóng viên trong, ngoài nước tham gia tác nghiệp tại Festival Huế 2018.

Ban tổ chức thông tin, sẽ bố trí một khu vực phía sau khán đài chính trong đêm khai mạc để các phóng viên tác nghiệp. Diện tích khu vực này chứa được khoảng 300-400 phóng viên nên BTC sẽ giới hạn, mỗi báo, đài sẽ cấp 3 thẻ phụ để tác nghiệp trong đêm khai mạc.

Tin, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tuổi trẻ kiến trúc với di sản

Liên hoan Sinh viên Kiến trúc toàn quốc là hoạt động được tổ chức hai năm một lần (bắt đầu từ năm 1988) bởi Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Đây là hoạt động truyền thống có tầm vóc, quy tụ các trường đại học đào tạo ngành kiến trúc trên cả nước, là cơ hội thể hiện tài năng sáng tạo và hội nhập của các kiến trúc sư tương lai khi còn khoác áo sinh viên.

Tuổi trẻ kiến trúc với di sản
Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi

Sau 5 năm triển khai, Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật bài chòi trên địa bàn tỉnh dù đạt nhiều thành quả nhưng vẫn đối mặt rất nhiều khó khăn. Trong đó phải kể đến môi trường diễn xướng cho loại hình di sản này vẫn chưa nhiều và có nhiều thay đổi theo chiều hướng hiện đại, chương trình quảng bá chưa rộng rãi nên chưa thu hút người tham gia…

Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi
Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa

Phương hướng phát triển lĩnh vực văn hóa và bảo tồn di sản văn hóa của Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt chỉ rõ: Xây dựng hệ giá trị đặc trưng, giàu bản sắc văn hoá Huế, con người Huế trên cơ sở gìn giữ, bảo tồn, tôn vinh, phát huy những giá trị truyền thống, đặc trưng, tiêu biểu về văn hoá, lịch sử, con người Huế.

Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa
“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Cách đây vài năm, khi ngành văn hóa Huế tiên phong trong việc phục hưng áo dài truyền thống đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, kể cả trái chiều. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự kiên trì, đồng lòng của tập thể cán bộ, sự đồng hành của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và người dân, đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” bước đầu đã gặt hái được những thành quả nhất định.

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thời Nguyễn

Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế vừa cho ra mắt cuốn sách: Giá trị văn hóa thời Nguyễn, gồm 23 bài viết với 380 trang. Các bài viết đã nhìn nhận một cách toàn diện, khách quan, mang tính chất tổng kết nghiên cứu di sản Cố đô Huế, góp phần làm rõ giá trị văn hóa truyền thống và bản sắc văn hóa Huế.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thời Nguyễn
Return to top