ClockThứ Ba, 08/04/2014 05:57

Festival và quảng bá hình ảnh

Một người bạn ở nước ngoài về thăm, rủ đi nghe ca Huế trên sông Hương. Đã lâu rồi không đi nghe ca Huế trên sông, không thích thú lắm nhưng tôi cũng chiều lòng bạn. Và quả thật chúng tôi đã thưởng thức một chương trình ca Huế thật thú vị, người đàn, kẻ ca đều rất chất lượng; tôi và các bạn bè ở Huế có khách phương xa đều rất hài lòng. Sau một vài tiết mục, nhân viên phục vụ trên thuyền mang một khay hoa mời mua hoa tặng các nghệ sĩ. Tất nhiên phải mua tặng thôi, không tặng hoa thì quả thật là vô cảm. Và điều thật bất ngờ, khi cầm cành hoa lên tôi mới nhớ ra. Thì ra đó là hoa nhựa. Không biết các bạn tôi nghĩ thế nào? Nhưng riêng tôi cảm thấy quá xấu hổ (mỗi hoa được tính 10.000đ mỗi lần cầm lên để xuống). Biết vậy, nhưng vẫn phải mua tặng. Sáng hôm sau mời bạn đi ăn sáng, thấy bạn tỏ thái độ bực mình ra mặt. Buổi ca Huế hôm đó, cũng cô bưng hoa mời mua và cũng chính cô chụp ảnh, mặc dù chúng tôi không yêu cầu. Ngoài ra, bạn tôi phải chịu sự tra tấn nghe điện thoại suốt đêm, nhờ bảo vệ khách sạn gõ cửa để yêu cầu khách xem và mua ảnh. Nghe bạn xướng một câu mà tôi thấy như an ủi phần nào: “Dù sao ở Huế vẫn đỡ hơn các nơi khác”.

Chuẩn bị cho Festival năm nay, hộ thành hào xung quanh Đại Nội được làm vệ sinh, mặc dù nước dưới hào rất bẩn nhưng như thế cũng là tốt rồi. Con đường dạo quanh hộ thành hào lâu nay là nơi đi bộ, tập thể dục của người dân xung quanh; thậm chí cả khách Tây. Những ngày qua, do khí hậu thay đổi, nước bẩn trong hộ thành hào đã làm cá chết tấp lềnh bềnh và bốc mùi nồng nặc. Khoảng không gian đó như trở thành vùng cấm bởi không ai dám đi ngang. Cần khắc phục điều này bằng cách vớt sạch cá chết đi. Cũng quanh hộ thành hào này, năm nay sen được thả sớm, hy vọng đến Festival và Phật đản năm nay hộ thành hào là một thảm sen thơm ngát. Nhưng để có một không gian đẹp này cũng nên tiếp tục vệ sinh hào một lần nữa. Năm ngoái, sen ở đây đã bị tàn phá bởi ốc bươu vàng. Nhìn hai bên thành trứng ốc bươu vàng dày đặc, hộ thành hào lâu nay là nạn nhân của những người thiếu ý thức, bao nhiêu ốc trong các lễ phóng sinh của những người dân chung quanh phần lớn được trút xuống hào.
Đôi lúc, những việc nhỏ lại tác động rất xấu nếu chúng ta không chú ý. Để có hình ảnh đẹp trong lòng du khách, trước hết phải biết tôn trọng mình. Nâng cao ý thức của người dân là một chuyện, nhưng chuyện quan trọng hơn là tổ chức, quản lý. Đổ lỗi cho bên này hay bên kia đều không đúng.
Hải Lê
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Festival Huế đã trở thành thương hiệu

Festival Huế 2018 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, Huế 1 điểm đến 5 di sản” diễn ra từ ngày 27/4 đến 2/5, là nơi văn hóa trên khắp thế giới hội tụ và giao thoa. Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2018.

Festival Huế đã trở thành thương hiệu
Tính cộng đồng được phát huy tối đa

Sau sáu ngày đêm sôi động, với hàng trăm chương trình, lễ hội, suất diễn, Festival Huế lần thứ 10 - năm 2018 đã thành công, tiếp tục khẳng định thương hiệu một lễ hội hàng đầu. Báo Thừa Thiên Huế Cuối tuần có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Tiến Đạt, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Festival Huế, Phó Trưởng ban Thường trực, Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2018.

Tính cộng đồng được phát huy tối đa
Gắn kết bằng “cầu nối” văn hóa

Điều mà Festival Huế đã làm được như nhiều Đại sứ quán đánh giá, là tạo sự gắn kết giữa người dân với nhau thông qua “cầu nối” văn hóa.

Gắn kết bằng “cầu nối” văn hóa
Hơn 220.000 lượt du khách tham gia “Chợ quê ngày hội”

Lễ hội “Chợ quê ngày hội” Festival Huế 2018 chính thức bế mạc vào tối ngày 2/5 với chương trình nghệ thuật đặc sắc. Theo ban tổ chức, trong 5 ngày diễn ra, lễ hội đã thu hút hơn 220.000 lượt du khách, trong đó có hơn 12.000 lượt khách quốc tế.

Hơn 220 000 lượt du khách tham gia “Chợ quê ngày hội”
Giới thiệu sách "Tù chính trị câu lưu Côn Đảo, từ thực tiễn nhìn lại"

Sáng 2/5, Cơ quan đại diện Nhà xuất bản Quân đội nhân dân tại Đà Nẵng kết hợp với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức lễ giới thiệu sách “Tù chính trị câu lưu Côn Đảo (1957 – 1975) – Từ thực tiễn nhìn lại”. Hoạt động diễn ra tại hội trường Đại Học Huế nằm trong nội dung của Festival Huế 2018, nhằm quảng bá văn hóa đọc, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng cho các thế hệ học tập, noi theo.

Giới thiệu sách Tù chính trị câu lưu Côn Đảo, từ thực tiễn nhìn lại
Return to top