ClockThứ Sáu, 17/01/2020 06:45

Gắn nghiên cứu với khởi nghiệp

TTH - Với lực lượng cán bộ, giảng viên, sinh viên tham gia nghiên cứu lớn, Đại học (ĐH) Huế đang từng bước đưa các sản phẩm nghiên cứu khoa học vào sân chơi khởi nghiệp để thương mại hóa.

Tiếp tục tạo sản phẩm mới và thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạoKhởi nghiệp tuổi 50Vai trò của chính quyền trong khởi nghiệp

Nhiều sản phẩm khoa học công nghệ được trưng bày tại sự kiện Demo Day 2019

Tín hiệu tích cực

Lần đầu tiên có mặt tại sự kiện Demo Day – Ngày hội kết nối đầu tư (tháng 12/2019), các dự án khởi nghiệp xuất phát từ các đề tài, sản phẩm nghiên cứu khoa học của các cán bộ, giảng viên, sinh viên ĐH Huế đã nhanh chóng gọi được vốn, TS. Hoàng Kim Toản, Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo ĐH Huế, cho biết: “Thành công rất lớn khi có 8/10 dự án tham gia phiên gọi vốn được các nhà đầu tư, doanh nghiệp cam kết đầu tư với số tiền gần 5,7 tỷ đồng. Điểm đặc biệt là, hầu hết các dự án này đều là sản phẩm nghiên cứu của cán bộ, sinh viên ĐH Huế”.

Không phải ngẫu nhiên, các dự án kêu gọi vốn lần này đạt được thành công với số tiền lớn nhất trong các đợt gọi vốn từ trước đến nay. Hầu hết các dự án nghiên cứu khoa học của các thầy cô, sinh viên ĐH Huế tham gia khởi nghiệp đều có sự đầu tư rất lớn và nhiều dự án trong số đó đã có được sản phẩm để chứng minh tiềm năng trước các nhà đầu tư. Điển hình như dự án Smart farm (trang trại thông minh) của TS. Nguyễn Văn Quy, giảng viên Trường ĐH Nông lâm nghiên cứu trong 5 năm và đã có sản phẩm là các hợp phần trong nghiên cứu.

“Trước khi gọi vốn, các hợp phần là những máy móc như bộ điều khiển nông nghiệp công nghệ cao hay máy chêm phân của tôi cũng đã bán được ra thị trường. So với các loại máy móc cùng lĩnh vực nhập từ Israel, thì những máy móc nghiên cứu trong dự án này hiệu quả hơn, nhưng giá thành rẻ hơn. Những hợp phần trong nghiên cứu đó cũng từng đạt giải thưởng khoa học công nghệ các cấp”, TS. Nguyễn Văn Quy tiết lộ.

Nhìn từ những dự án như “Nano-Ag-Curcumin - Đặc trị viêm vú bò sữa”, “Phân bón sinh học BIO-E”, “Tinh dầu thiên nhiên”, “Miếng dán thông minh TeBaGo”... và nhiều dự án khác, có thể thấy quá trình nghiên cứu công phu và tiềm năng khởi nghiệp lớn. Ông Đinh Gia Hưng, đại diện Tập đoàn Ân Nam, Giám đốc Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo tỉnh đánh giá, nhiều ý tưởng, dự án khởi nghiệp của giảng viên, sinh viên được nghiên cứu với hàm lượng chuyên môn cao và có tính thiết thực, có thể ứng dụng vào thực tiễn đời sống. Nếu được định hướng tốt, không chỉ ở sự kiện Demo Day 2019 mà nhiều sự kiện khởi nghiệp khác, các dự án đó có thể gọi được nguồn vốn từ các nhà đầu tư để hoàn thiện sản phẩm và đi ra thị trường.

Tại sự kiện Demo Day 2019, nhiều nhóm dự án còn mang sản phẩm giới thiệu với nhà đầu tư

Mang lại nhiều hiệu quả

Lâu nay, ĐH Huế rất quan tâm đến hoạt động nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, thực trạng chung là tính hiệu quả, nhất là đầu ra từ các nghiên cứu luôn là vấn đề đáng trăn trở. Nhiều công trình nghiên cứu chỉ dừng lại trên lý thuyết, khó có cơ hội tiếp cận với thị trường để thương mại hóa sản phẩm. TS. Nguyễn Văn Quy thừa nhận, thế mạnh của cán bộ nghiên cứu là có khả năng chuyên môn nhưng yếu lại ở khả năng kinh doanh, tiếp cận thị trường. Nếu có được nhà đầu tư đồng hành, hỗ trợ, họ dễ dàng chuyên tâm nghiên cứu và sản phẩm từ dự án của họ cũng sẽ mang lại nhiều hiệu quả hơn.

Trên thực tế, khi đưa nghiên cứu vào các sân chơi khởi nghiệp, không chỉ giúp tăng khả năng phát triển nguồn thu từ nghiên cứu khoa học mà còn sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu khoa học, cả về cơ sở vật chất lẫn đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao. Bên cạnh đó, còn thúc đẩy phong trào khởi nghiệp hiệu quả hơn.

Năm 2020, ĐH Huế xây dựng nhiều chính sách để cán bộ, giảng viên, sinh viên tham gia các đề tài nghiên cứu vào hoạt động khởi nghiệp. TS. Hoàng Kim Toản khẳng định, Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo Đại học Huế sẵn sàng hỗ trợ các đề tài tham gia vào vườn ươm. Riêng đối với các dự án đã gọi được vốn hoặc được nhà đầu tư cam kết hỗ trợ, trung tâm luôn theo sát, hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm và hoàn chỉnh mô hình kinh doanh cũng như các thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ, pháp lý thành lập doanh nghiệp hay kết nối các chuyên gia và huy động các nguồn lực khác.

“Các dự án khởi nghiệp không chỉ gọi vốn 1 lần, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục kết nối đầu tư, giới thiệu để các nhóm này tiếp tục tham gia các sân chơi lớn”, đại diện Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo ĐH Huế khẳng định.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh nghiên cứu khoa học

Phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh với nhiều đề tài có tính ứng dụng cao đã góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học.

Học sinh nghiên cứu khoa học
Khởi nghiệp với mô hình nuôi thỏ và chuột lang

Viết tiếp ước mơ thuở nhỏ khi chọn trở về quê hương nuôi thỏ, chuột lang nhà, với Nguyễn Duy Lanh, chàng trai Hương Xuân (Hương Trà), tuy gian nan, khó khăn song những thành quả thu được lại vô cùng quý giá.

Khởi nghiệp với mô hình nuôi thỏ và chuột lang
Nghiên cứu khoa học công nghệ: Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn

Để tạo ra một sản phẩm khoa học công nghệ (KHCN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Và, kết quả nghiên cứu KHCN đòi hỏi phải quay trở lại phục vụ thực tiễn cuộc sống, được chuyển giao, ứng dụng, thương mại hóa để không lãng phí tiền tài, kỳ vọng.

Nghiên cứu khoa học công nghệ Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn
Khơi nguồn các ý tưởng, dự án khởi nghiệp

Nhằm khơi nguồn và phát triển những ý tưởng, sản phẩm sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, phát huy động lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của giới trẻ, cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) huyện Quảng Điền lần thứ I năm 2023” đã thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên trong toàn huyện tham gia và thu được những kết quả tốt đẹp.

Khơi nguồn các ý tưởng, dự án khởi nghiệp
Chị Hà làm kinh tế

Từ miền Bắc xa xôi, theo chồng, chị Lê Việt Hà (sinh năm 1982) đã đến phường Phú Bài, TX. Hương Thủy để lập nghiệp. Gặp vô vàn khó khăn trong quá trình khởi nghiệp, nhưng chẳng nản lòng, chị Hà đã từng bước gầy dựng và phát triển kinh tế từ mô hình vườn ươm cây giống và vườn ao chuồng (VAC).

Chị Hà làm kinh tế

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top