ClockThứ Bảy, 02/06/2018 05:30

Giám sát đầu tư cộng đồng: Có nhưng chưa sát

TTH - Từ một góc nhìn khác, cần phải thấy rằng, sự am hiểu về các vấn đề liên quan đến đất đai, quy hoạch, chủ trương, văn bản quy phạm, điều kiện...

Sẽ giám sát dự án cải thiện môi trường nước TP. HuếGiám sát công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư phápGiám sát tài sản của cán bộ cấp cao: Xóa bỏ “định kiến” hình thức?

Kiểm tra thực địa công trình trên tuyến đường Bà Triệu của đoàn giám sát HĐND tỉnh

“Người dân không có các thông tin như bản vẽ thi công, chỉ tiêu về vật liệu xây dựng, nguồn gốc xuất xứ… thì làm sao mà giám sát công trình được, ngay cả với người trong nghề lâu năm” – ông Nguyễn Quốc Thắng (phường Vỹ Dạ) phát biểu trong cuộc làm việc với đoàn giám sát của HĐND tỉnh xung quanh Dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế. Đồng quan điểm này, song Chủ tịch UBMT Tổ quốc Việt Nam phường An Cựu nói rõ hơn ở chỗ, giám sát đầu tư cộng đồng (GSĐTCĐ) chỉ có thể giám sát được thời gian thi công, việc tập kết nguyên vật liệu có choán đường đi và có đảm bảo an toàn cho người dân khi tham gia lưu thông hay không…

Trong khi đó, ông Thiều Đăng Cước (Phó ban GSCĐ phường Vỹ Dạ) cho hay, trong quá trình thi công, cần phải có đầy đủ các bộ phận giám sát trong quá trình thi công để việc thực thi dự án được tốt hơn. Điều này xuất phát từ chỗ giám sát dự án và GSĐTCĐ chưa có mối quan hệ, dẫn đến ít có sự phối hợp trong việc theo công trình. Việc ống cống một số chỗ đã bỏ xuống phải lấy lên làm lại trên địa bàn là một ví dụ.

Phải được cung cấp đầy đủ các nguồn thông tin của dự án, có đường dây nóng để nhận và phản hồi nhanh ý kiến trao đổi, phải có sự giám sát chéo để việc giám sát dự án thực sự phát huy được hiệu quả… là những vấn đề mà các thành viên của các ban GSCĐ nêu ra tại các buổi giám sát của HĐND tỉnh.

Theo khoản 10, Điều 2, Nghị định 84/2015/NĐ-CP về giám sát và đánh giá về đầu tư thì “GSĐTCĐ” là hoạt động tự nguyện của dân cư sinh sống trên địa bàn xã, phường, thị trấn nhằm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư của cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình đầu tư; phát hiện, kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm về đầu tư (trừ các chương trình, dự án bí mật quốc gia theo quy định của pháp luật).

Đây là một quy định nhằm tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của người dân sở tại vào các công trình, dự án, với những thẩm quyền kèm theo trong việc yêu cầu các cơ quan quản lý Nhà nước, chủ chương trình, chủ đầu tư trả lời, cung cấp các thông tin phục vụ việc giám sát đầu tư; tiến độ và kế hoạch đầu tư; diện tích chiếm đất và sử dụng đất, quy hoạch mặt bằng chi tiết và phương án đền bù kiến trúc; đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định cư; phương án xử lý chất thải và bảo vệ môi trường… để cùng với các cơ quan hữu quan giám sát và nâng chất lượng công trình cũng như hiệu quả khi đưa vào sử dụng.

Đối với một dự án có quy mô đầu tư lớn và diễn ra trên một địa bàn rộng, có tác động đến 12 phường trên địa bàn TP. Huế, hoạt động của các ban GSĐTCĐ đã thể hiện vai trò của người dân sở tại. Tuy nhiên, qua trao đổi, chia sẻ với các thành viên này, có thể nhận thấy hoạt động này vẫn còn có những trở ngại nhất định, khiến cho việc giám sát chưa được như mong muốn. Mặt khác, địa bàn thi công được thực hiện tại các phường khá rộng, trong khi đội ngũ GSĐTCĐ còn ít, lại kiêm nhiệm... đã làm cho quá trình thực hiện dự án có những vấn đề chưa được thông tỏ, gây nên những băn khoăn, thậm chí là bức xúc không đáng có; nhất là khi người dân là chủ thể hưởng lợi, nhưng cũng phải chịu tác động nhiều nhất về tác động môi trường, giao thông và các chi phí cơ hội khác… 

Từ một góc nhìn khác, cần phải thấy rằng, sự am hiểu về các vấn đề liên quan đến đất đai, quy hoạch, chủ trương, văn bản quy phạm, điều kiện... của người có trách nhiệm trong GSĐTCĐ cũng là những thành tố quyết định hiệu quả chất lượng giám sát. Thực tế thì nội dung giám sát còn rất mông lung. Dân cũng mới chỉ quay phim, chụp ảnh trước và sau thi công là điều mà Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Cái Vĩnh Tuấn trao đổi với ban quản lý dự án và các cơ quan có trách nhiệm tại Dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế.

Thế nên, có thể nói là GSĐTCĐ đã được triển khai hoạt động, để tăng giám sát từ người dân đối với các hạng mục, hợp phần của dự án nhưng chưa sát. Theo chúng tôi được biết,  lãnh đạo TP Huế cũng đã có văn bản yêu cầu nâng cao chất lượng của các ban GSĐTCĐ để điều chỉnh, cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, theo như cách mà ông Hoàng Việt Trung, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thì  “sự kết nối giữa chủ đầu tư với các ban GSĐTCĐ địa phương còn yếu”. “Cần phải cung cấp thông tin đầy đủ cho các ban GSĐTCĐ”để phát huy năng lực của đội ngũ này cũng là yêu cầu của Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh qua đợt giám sát dự án này.

Minh Hà

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam

Sáng 23/4, Đoàn giám sát Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát liên quan đến chuyên đề “Việc chấp hành pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam”.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia

Ngày 22/4, Đoàn giám sát của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) do Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn tiến hành giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng chủ trì.

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia
Đưa sách đến với cộng đồng

Những năm qua, bên cạnh công tác phục vụ tại chỗ cũng như tổ chức các sự kiện về văn hóa đọc, Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế còn triển khai việc đưa sách, báo về phục vụ tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, các đồn biên phòng, trại giam… với mong muốn đáp ứng tốt nhu cầu hưởng thụ sách, báo của người dân.

Đưa sách đến với cộng đồng
ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

TIN MỚI

Return to top