ClockThứ Hai, 06/06/2022 15:14

Giáo dục truyền thống, bồi đắp lý tưởng

TTH - Vào sáng thứ 7, chủ nhật hàng tuần, Nhà truyền thống (NTT) Lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh thường xuyên đón hàng trăm cán bộ, chiến sĩ ở các cơ quan, đơn vị đến tham quan và học tập.

Phong Điền ra quân đảm bảo trật tự an toàn giao thông, công cộng và đô thị dịp hèThắp lửa truyền thốngTuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19 gắn với phục hồi kinh tế - xã hội

Chiến sĩ Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 6 tham quan, học tập tại Nhà truyền thống LLVT tỉnh

Buổi tham quan, học tập thường kết thúc trong vòng gần 2 giờ đồng hồ. Quá trình chiến sĩ tham quan, học tập, đội ngũ cán bộ, nhân viên NTT sẽ chọn các nội dung quan trọng, những bức ảnh nổi bật về lịch sử, sự kiện chính trị trọng đại của Đảng, đất nước, truyền thống của quân đội… để thuyết minh, phân tích, làm rõ hơn để chiến sĩ nắm bắt, hiểu sâu về từng sự kiện.

Trung úy Quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) Phan Thị Ngọc Anh, nhân viên Thư viện - Nhà truyền thống (Ban Tuyên huấn, Phòng Chính trị, Bộ CHQS tỉnh) chia sẻ: “Cùng với giới thiệu hiện vật, hình ảnh trưng bày tại NTT, quá trình chiến sĩ tham quan, học tập tại đây, chúng tôi thường xuyên đặt ra các câu hỏi để các chiến sĩ tham gia trả lời, qua đó tạo sự hứng thú, không khí thân thiện, gần gũi và phát huy được trình độ của chiến sĩ đối với các sự kiện hay bức ảnh mình quan tâm”.

Thời gian qua, Bộ CHQS tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thường xuyên tổ chức các hoạt động đưa cán bộ, chiến sĩ, nhất là chiến sĩ mới nhập ngũ đến học tập, tham quan tại các địa chỉ đỏ trên địa bàn tỉnh như, Khu Di tích Nhà lưu niệm Bác Hồ, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Khu di tích lịch sử Chín Hầm, cùng với đó là tổ chức cho bộ đội xem phim tư liệu lịch sử qua màn ảnh rộng, thăm, nghe các Anh hùng LLVT Nhân dân, Mẹ Việt Nam Anh hùng trên địa bàn nói chuyện truyền thống, tham gia dâng hoa, dâng hương, làm vệ sinh tại các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn đóng quân… Thông qua các hoạt động này, giúp chiến sĩ hiểu hơn về truyền thống lịch sử, cách mạng, kịp thời giáo dục chiến sĩ nâng cao lòng yêu nước, yêu quê hương, tình đoàn kết, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong các công việc, qua đó phát huy năng lực, cùng với đơn vị hoàn thành tốt các nhiệm vụ.

Theo Trung tá Mai Lúc, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Trung đoàn 6, Bộ CHQS tỉnh, đây là hoạt động hết sức ý nghĩa, vừa giúp chiến sĩ tìm hiểu bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ, vừa giúp chiến sĩ giảm bớt căng thẳng, mệt nhọc trong quá trình học tập, huấn luyện tại đơn vị; qua đó tạo động lực, tinh thần phấn khởi và khí thế thi đua để cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị thêm đoàn kết, gắn bó, cùng nhau quyết tâm thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ được giao…

Trung tá Trương Viết Hải, Chủ nhiệm Chính trị Bộ CHQS tỉnh khẳng định thêm: “Thông qua các hoạt động giáo dục truyền thống, giúp cán bộ, chiến sĩ phát huy truyền thống quân đội, xây dựng bản lĩnh, ý chí quyết tâm, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, hăng hái học tập, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao”.

Bài, ảnh: LÊ SÁU

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

Làm gì để giữ gìn văn hóa Huế trong dòng chảy cuộc sống hôm nay? Đó là nỗi trăn trở của những người yêu Huế. Muốn giữ gìn, phát huy, lan tỏa thì phải chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phải kể đến đối tượng học sinh – sinh viên đang học tập, sinh hoạt trong mỗi trường học.

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ
Quy ước của các “trộ” đua thuyền truyền thống

Đối với cư dân Đông Nam Á nói chung, gắn với đời sống sông nước và truyền thống nông nghiệp lúa nước, lễ hội đua thuyền là một sinh hoạt văn hóa phổ biến, có lịch sử lâu đời, được thực hiện với mục đích chính là cầu ngư, cầu mưa, cầu an và thể hiện tinh thần thượng võ, vui chơi giải trí.

Quy ước của các “trộ” đua thuyền truyền thống
1.000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính

“Hiểu biết về tài chính” là cuộc thi được Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp tổ chức cho học sinh Trường tiểu học Thủy Biều và sinh viên Trường đại học Khoa học - Đại học Huế trong ngày 5/4. Chương trình thu hút hơn 1.000 học sinh, sinh viên tham gia.

1 000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính

TIN MỚI

Return to top