ClockThứ Bảy, 21/11/2020 19:47

Giới thiệu di sản văn chương thời Nguyễn

TTH.VN - Giới thiệu giá trị độc đáo của một số di sản văn chương thời Nguyễn là nội dung buổi thuyết trình do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế tổ chức chiều 21/11, nhân Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11.

Hoàn thành tốt sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa“Tinh thần tự tôn dân tộc trong thơ trên điện Thái Hòa”Châu bản triều Nguyễn, niềm tự hào di sản Huế

Ông Nguyễn Phước Hải Trung giới thiệu về bản Truyện Kiều chép tay của hoàng gia triều Nguyễn

Ông Nguyễn Phước Hải Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã giới thiệu về bản Truyện Kiều chép tay của hoàng gia triều Nguyễn. Đây là bản sách độc bản bằng giấy dó đẹp nhất trong lịch sử thư tịch trung đại ở Việt Nam.

Bản Kim Vân Kiều tân truyện của hoàng gia gồm 146 trang. Đây là bản Kiều được chép tay rất cẩn thận với một lối thư pháp thể chân pha thể hành mềm mại, đều đặn từ dòng đầu đến dòng cuối. Bố cục của từng trang tạo nên tính điển phạm chặt chẽ và thống nhất. Từng trang chia làm 2 phần: phần trên viết chữ, phần dưới vẽ tranh minh họa cho nội dung trang đó.

Theo ông Nguyễn Phước Hải Trung, mỗi trang trong bản Kiều này đều có các dòng “châu phê”. Do vậy, căn cứ vào niên đại và tính chất, có thể cho rằng, vua Tự Đức là người đã “châu phê” trên các trang của bản Kiều này. Nếu quả đúng đây là bản chép của vua Tự Đức, quyển Truyện Kiều này có nhiều giá trị về văn chương và thư tịch, về thư pháp và mỹ thuật; là cổ vật có giá trị như một báu vật văn học gắn liền với tên tuổi của những trí thức tinh hoa dưới thời Nguyễn.

Theo thông tin, cuốn cổ thư này từng được bày bán ở một hiệu sách cổ ở Paris, sau đó được Thư viện Anh quốc thủ đắc và trở thành thư mục nằm trong bộ sưu tập cổ thư của thư viện này từ năm 1894. Có lẽ bản Kiều này đã bị lấy cắp tại sự kiện thất thủ Kinh đô 1885.

Ngoài ra, ông Nguyễn Phước Hải Trung cũng giới thiệu thêm về nghiên mực - Tức mặc hầu, đính chính từ các dị bản một bài thơ hay của vua…

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kết nối di sản

Sự kiện đoàn tàu chạy chuyên khu đoạn Huế - Đà Nẵng và ngược lại với tên gọi “Kết nối di sản miền Trung” được vận hành vừa qua hứa hẹn sẽ mở ra cơ hội lớn. Song, để duy trì và khẳng định được tính “kết nối di sản” thì cần nhiều yếu tố, bởi đây không phải là lần đầu tiên mô hình này được áp dụng.

Kết nối di sản
Tuổi trẻ kiến trúc với di sản

Liên hoan Sinh viên Kiến trúc toàn quốc là hoạt động được tổ chức hai năm một lần (bắt đầu từ năm 1988) bởi Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Đây là hoạt động truyền thống có tầm vóc, quy tụ các trường đại học đào tạo ngành kiến trúc trên cả nước, là cơ hội thể hiện tài năng sáng tạo và hội nhập của các kiến trúc sư tương lai khi còn khoác áo sinh viên.

Tuổi trẻ kiến trúc với di sản
Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi

Sau 5 năm triển khai, Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật bài chòi trên địa bàn tỉnh dù đạt nhiều thành quả nhưng vẫn đối mặt rất nhiều khó khăn. Trong đó phải kể đến môi trường diễn xướng cho loại hình di sản này vẫn chưa nhiều và có nhiều thay đổi theo chiều hướng hiện đại, chương trình quảng bá chưa rộng rãi nên chưa thu hút người tham gia…

Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi
Return to top