Thế giới

Hàn Quốc: Nhiều người lao động tăng cân do tác động của đại dịch Covid-19

ClockThứ Tư, 17/02/2021 14:51
TTH.VN - Nhiều người lao động Hàn Quốc đang phải vật lộn với tình trạng tăng cân do đợt bùng phát Covid-19 kéo dài, chủ yếu là do họ giảm các hoạt động thể chất khi làm việc tại nhà và đặt giao hàng nhiều đồ ăn hơn, theo một nghiên cứu gần đây.

Những câu chuyện về tình người mùa đại dịch ở Ai CậpBa Lan phát triển máy phát hiện Covid-19 qua hơi thở

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, nhiều người lao động của Hàn Quốc tăng cân do phải làm việc tại nhà và sử dụng nhiều thức ăn nhanh. Ảnh minh họa: VietnamPlus

Albacall, một dịch vụ tuyển dụng bán thời gian do cổng dịch vụ việc làm Incruit điều hành, đã khảo sát 981 người trưởng thành với chủ đề “cân nặng thay đổi sau Covid-19.”

Theo báo cáo, 32,7% số người được hỏi cho biết họ tăng cân do đại dịch Covid-19 kéo dài. Theo nhóm công việc, 37,1% nhân viên văn phòng cho biết họ đã tăng thêm cân, chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp theo là sinh viên đại học với 32,1% và các bà nội trợ là 30,4%.

Xếp theo nhóm tuổi, những người ở độ tuổi 30 (43,2%) chiếm tỷ lệ tăng cân cao hơn nhiều so với những người ở độ tuổi 20 (33,9%) và 40 (26,9%). Theo giới tính, 36,1% phụ nữ được hỏi cho biết họ đã tăng cân, lớn hơn so với tỉ lệ 29,8% ở nam giới.

Cuộc khảo sát đã kiểm tra mức tăng cân từ tháng 02/2020 đến tháng 01/2021 và phát hiện ra rằng trọng lượng tăng trung bình là 5,8kg. Trong giai đoạn này, nhân viên văn phòng thấy cân nặng của họ tăng trung bình 6,3kg, trong khi sinh viên đại học tăng 5,5kg. Nhóm phụ nữ được hỏi cho biết họ tăng trung bình 6,5kg, còn nam giới là 5kg. Trong khi đó, những người ở độ tuổi 30 tăng 6 kg và những người ở độ tuổi 20 tăng 5,8 kg.

Nghiên cứu cho biết làn sóng thứ ba của đại dịch Covid-19 kể từ tháng 11 và các quy quy định giãn cách xã hội ngày càng gia tăng dường như đã góp phần làm tăng cân. Đặc biệt, cuộc khảo sát cho thấy mọi người ít di chuyển xung quanh hơn và ăn nhiều thức ăn được giao tận nhà hơn.

Đối với nhân viên văn phòng, nghiên cứu nhấn mạnh thời gian làm việc kéo dài ở nhà do đại dịch và giảm tập thể dục là những lý do chính khiến người lớn tăng cân. Thời gian tập thể dục trung bình của những người được hỏi đã giảm xuống 1,9 giờ từ mức trung bình 4,9 giờ mỗi tuần trước khi đại dịch xảy ra.

Trong khi đó, số bữa ăn trung bình mỗi ngày tăng nhẹ từ 2,5 lên 2,8 lần. Việc tiêu thụ đồ ăn nhẹ cũng tăng hơn gấp đôi từ 1,2 đến 2,7 lần một ngày. Số lượng đơn đặt hàng thực phẩm giao hàng tăng từ 1,4 lần/tuần trước khi bùng phát Covid-19 lên mức 3,5 lần/tuần.

Anh Tuấn (Lược dịch từ The Korea Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
Đồng hành với nhà đầu tư Hàn Quốc đến Huế

Hàn Quốc là một trong những nhà đầu tư lớn tại Thừa Thiên Huế. Hiện, nhiều doanh nghiệp của Hàn Quốc đã đầu tư có hiệu quả tại tỉnh. Cùng với đó, một số dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu đầu tư, hứa hẹn sẽ mở ra những cơ hội mới.

Đồng hành với nhà đầu tư Hàn Quốc đến Huế
NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐỔ XÔ RÚT BẢO HIỂM MỘT LẦN VÌ DỰ ÁN LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI SỬA ĐỔI:
Cần truyền thông sâu rộng

Thông tin từ Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi liên quan đến 2 phương án rút BHXH một lần thời gian qua khiến nhiều người lao động (NLĐ) hoang mang và đổ xô nghỉ việc để rút BHXH một lần, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.

Cần truyền thông sâu rộng
“Phao cứu sinh” cho lao động thất nghiệp

Nhờ các chính sách hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) nên nhiều người lao động (NLĐ) đã vượt qua khó khăn về kinh tế, giải quyết được vấn đề việc làm để tạo thu nhập ổn định, góp phần ổn định thị trường lao động cũng như đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

“Phao cứu sinh” cho lao động thất nghiệp
Return to top